Biểu tình diễn ra tại Mỹ sau video hành hung người da màu

Mỹ, địa điểm đang diễn ra hàng trăm cuộc biểu tình khắp đất nước về nạn phân biệt da màu sau video người da màu bị hành hung tại bang Tennessee. Trong video được công bố từ sở cảnh sát thành phố Memphis thuộc bang Tennessee, có tổng cộng 5 cảnh sát đã đánh người da màu và khiến nạn nhân tử vong.

Nạn phân biệt chủng tộc

Mỹ là một trong những quốc gia có nhiều sắc tộc, tôn giáo, tín ngưỡng nhất trên thế giới, đi cùng với nền kinh tế, chính trị phát triển. Tuy nhiên, đa dạng những điều này cũng dễ dàng gây nên những mâu thuẫn, phân biệt ngầm giữa các tôn giáo, tín ngưỡng. Một trong số những vấn đề nổi cộm nhất tại Mỹ vẫn được quan tâm nhất đó là về nạn phân biệt chủng tộc.

Vấn đề về phân biệt chủng tộc ở Mỹ đã tồn tại từ thời xưa khi người Mỹ da trắng được trao các đặc quyền và quyền lợi hợp pháp hoặc xã hội. Cùng lúc đó thì các quyền tương tự bị từ chối đối với các chủng tộc và dân tộc thiểu số khác. Những người da màu, nhất là những người da đen thì từ xa xưa đã là những nô lệ, địa vị thấp. Vì vậy đến ngày nay, vẫn có nhiều tư tưởng cổ hủ cho rằng người da đen có vị thế thấp kém.

Những cuộc biểu tình về nạn phân biệt chủng tộc
Những cuộc biểu tình về nạn phân biệt chủng tộc

Cho tới khi Barack Obama đắc cử vị trí tổng thống người da màu đầu tiên của Mỹ thì Hoa Kỳ mới được cho là bước vào kỷ nguyên mới hậu chủng tộc. Điều này đã trở thành niềm tự hào của bộ phận người da màu tại Mỹ khi đây như một bước tiến mới về sự bình đẳng giữa các màu da tại đất nước này. Dưới thời Barack Obama đảm nhiệm vị trí tổng thống, các cuộc đấu tranh giữa các tôn giáo, dân tộc phần nào giảm bớt sự gay gắt giữa hai bên.

Thậm chí, kể cả khi ông không còn đảm nhiệm chức vị cao quý này, Obama vẫn hướng về các người dân da màu của mình. Ngoài ra, ông còn kêu gọi cải cách lại tư pháp của Mỹ sau cái chết của một công dân da đen tên Floyd do bị cảnh sát hành hung.

Biểu tình Black Lives Matter

Vào tháng 5, Sở Cảnh sát Minneapolis, bang Minnesota nhận được cuộc gọi tố cáo về việc có khách hàng sử dụng 20 USD giả để mua đồ. Ngay sau đó, người này được xác nhận có tên là George Floyd, một người Mỹ gốc Phi đã hơn 40 tuổi. Ngay sau đó, 4 viên cảnh sát của sở Minneapolis đã có mặt tại hiện trường và bắt giữ người này.

Tuy nhiên, sự việc lại đi quá xa, một trong số 4 người cảnh sát là Derek Chauvin đã ghì đầu gối lên cổ của Floyd khiến anh lịm dần. Theo đó, những người chứng kiến cảnh tượng đã quay lại video và đưa lên trên mạng xã hội. Trong video, Floyd đã van xin cảnh sát hãy ngừng tác động vật lý vì anh không thể thở được. Sĩ quan cảnh sát này vẫn cố tình ghì cổ Floyd trong suốt hơn 8 phút và khiến anh tử vong.

Điều này đã gây phẫn nộ cho hàng trăm triệu người dân nước Mỹ bức xúc khi chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng qua video này. Phần đông người dân da màu đã đi biểu tình để nhằm những nhà chức trách nhận trách nhiệm cũng như cần phải có những hành động để bảo vệ người da màu.

Cuộc biểu tình Black Lives Matter
Cuộc biểu tình Black Lives Matter

Cuộc biểu tình này đã nổ ra phong trào “Black Lives Matter” với việc tham gia của rất nhiều công dân tại các đất nước khác nhau. Phong trào này là để nhằm tới việc đòi quyền bình đẳng cho người dân da đen tại các nơi trên thế giới.

Các cuộc biểu tình tiếp tục quay trở lại

Vào ngày 27/1, Hoa Kỳ đã ghi nhận nhiều cuộc biểu tình diễn ra tại các thành phố lớn như Washington D.C, New York, Atlanta hay các thành phố lớn khác. Nguyên nhân là do phần đông người biểu tình bức xúc khi tiếp tục lại có vụ án cảnh sát hành hung một công dân da màu sau khi dừng xe người này vì lái xe ẩu.

Theo như luật sư của Nichols (nạn nhân của vụ hành hung), đã có 5 vị cảnh sát hành hung anh trong suốt 3 phút. Những vị cảnh sát này đã tác động vật lý khiến Nichols bị ảnh hưởng nặng nề khó có thể nhận ra. Sau đó, Nichols đã nhập viện trong tình trạng nguy kịch và anh đã tử vong 3 ngày sau đó.

Sở cảnh sát thành phố Memphis thuộc bang Tennessee trước khi tung video hành hung của 5 người cảnh sát này cũng đã chuẩn bị cho tình huống biểu tình xảy ra. Việc biểu tình vốn dĩ không sai trái, tuy nhiên, cũng có nhiều bộ phận người tham gia quá khích như tác động vật lý hoặc phá hoại tài sản công.

Cuộc biểu tình từ sự ra đi của Nichols
Cuộc biểu tình từ sự ra đi của Nichols

Trước đó, ngày 26/1, gia đình của Nichols cũng đã kêu gọi những người tham gia các cuộc biểu tình tham gia một cách hòa bình. Việc xảy ra những tình huống xấu như sử dụng vũ lực hoặc phá hoại tài sản là điều mà Nichols không mong muốn. Các cuộc biểu tình này càng trở nên gay gắt hơn kể từ vụ án hành hung dẫn tới thiệt mạng người da màu Floyd năm 2020.

Báo VnExpress sẽ cập nhật những thông tin mới về các cuộc biểu tình diễn ra trên thế giới để các bạn đọc giả có thể cập nhật thông tin thế giới.