Thiếu ngủ lâu dài dẫn đến nhiều mối nguy hiểm cho cơ thể bạn

Ai cũng biết ngủ đủ giấc vô cùng quan trọng và ảnh hưởng lớn đến hoạt động ban ngày của cơ thể. Tuy nhiên có mấy ai có thể tạm gác yếu tố công việc, gia đình, giải trí để tập trung cho một giấc ngủ trọn vẹn vào ban đêm? Nếu bạn cũng đang trong tình trạng thiếu ngủ hoặc vẫn chưa ưu tiên giấc ngủ của mình vào buổi tối thì đừng bỏ lỡ bài viết sau đây. VnExpress sẽ liệt kê tất cả những mối nguy hiểm mà cơ thể bạn sẽ phải đối mặt sau này nếu bạn cứ tiếp tục xem thường giấc ngủ!

Kỷ lục Guinness Thế giới không ghi nhận kỷ lục người thức lâu nhất vì mức độ nguy hiểm của thiếu ngủ

Kỷ lục Guinness Thế giới nhận thấy mức độ nguy hiểm của thiếu ngủ
Kỷ lục Guinness Thế giới nhận thấy mức độ nguy hiểm của thiếu ngủ

Vào năm 1963 ghi nhận một chàng trai tên Randy Gardner 17 tuổi vì phục vụ một dự án khoa học tại trường trung học của mình ở California mà anh đã thử thức 11 ngày 25 phút. Đây cũng là kỷ lục thế giới người thức lâu nhất được ghi nhận lúc bấy giờ. Kỷ lục này cũng đã được một số người phá vỡ như Robert McDonald với 18 ngày và gần 22 giờ không ngủ, được ghi nhận vào năm 1986. Tuy nhiên những người đó không được giám sát chặt chẽ hay có bác sĩ theo dõi như Gardner.

Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới đã nhận thấy những mối nguy hiểm gắn liền với việc thiếu ngủ nên đã ngừng nhận những hồ sơ mới và không ghi nhận kỷ lục này vào năm 1997.

Tác hại nghiêm trọng của việc thiếu ngủ

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động, chức năng của cơ thể và tinh thần. Việc thiếu ngủ sẽ dẫn đến nhiều mối nguy hiểm cho cơ thể. Các vấn đề sức khỏe như bệnh béo phì, bệnh tim, tiểu đường và trầm cảm ở những người ngủ không đủ giấc luôn cao hơn.

XEM NGAY  Đừng lơ là, hãy chấm dứt bệnh trầm cảm lứa tuổi học sinh
Thiếu ngủ dẫn đến nhiều loại bệnh
Thiếu ngủ dẫn đến nhiều loại bệnh

Nghiên cứu do VnExpress thu thập được từ tạp chí Nature and Science of Sleep năm 2019 cho biết từng mức độ của việc mất ngủ cụ thể như sau:

  • Thiếu ngủ 16 tiếng: Mức tỉnh táo của người tham gia thử nghiệm tương đối bình thường. 
  • Thiếu ngủ sau 16 tiếng: Mức độ tập trung của họ giảm hẳn, thậm chí biểu hiện còn tệ hơn những người bị mất ngủ mãn tính.
  • Thức trong 24 giờ, không ngủ: Mức độ không còn tỉnh táo tăng lên đáng kể. Sự phối hợp giữa tay và mắt giảm và được ghi nhận tương đương với khi trong máu đang có nồng độ cồn là 0,1%. Trung tâm y tế Cleveland Clinic cũng ghi nhận thêm những người không ngủ hơn 24 giờ sẽ có những tác hại khác. Cụ thể là họ nói lắp bắp, khả năng quyết định cũng giảm, thời gian phản ứng chậm hơn, sự tập trung và trí nhớ đều giảm, dễ nổi nóng, khả năng phối hợp các giác quan như nghe nhìn, phối hợp tay mắt giảm, run rẩy, thị lực giảm,…
  • Thiếu ngủ 36 giờ: Các dấu hiệu kích ứng trong máu gia tăng, mất cân bằng hormone, trao đổi chất chậm. 
  • Mất ngủ sau 72 giờ: Hiện tại không có nhiều nghiên cứu về những gì xảy ra sau 72 giờ mất ngủ. Nhưng chắc chắn con người sẽ trở nên lo lắng, buồn phiền, chức năng điều hành bị rối loạn và có thể sinh ra ảo giác.
XEM NGAY  Mang thai tuổi 30 - Nguy cơ tiềm ẩn và các lưu ý quan trọng

Người thiếu ngủ có thể không tự nhận ra

Thiếu ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tập trung của con người. Tuy nhiên nó cũng nguy hiểm vì thêm một lý do khác. Đó chính là ‘người thiếu ngủ vẫn cảm thấy mình ổn”. Giống như người say nghĩ rằng họ vẫn còn tỉnh và vẫn có thể lái xe bình thường. 

Theo bác sĩ Oren Cohen chuyên khoa giấc ngủ tại Bệnh viện Mount Sinai, thành phố New York chia sẻ rằng: “Họ không biết mình đang bị mất tập trung”.

Bởi giai đoạn này ranh giới giữa ngủ và thức rất khó phân biệt. Nếu con người không ngủ 24 giờ thì não bộ sẽ cho thấy họ đang ở ranh giới này dù nhìn họ vẫn rất tỉnh táo. Đây cũng được gọi với một từ chuyên môn hơn chính là xâm nhập giấc ngủ hoặc giấc ngủ vi mô. Tuy nhìn tỉnh táo nhưng họ đang rơi vào một dạng ngủ bất thường, họ sẽ có những khoảng thời gian mất tập trung và đôi khi có ảo giác. 

Xem thêm: Xuất hiện vết bầm tím quanh rốn – Cảnh báo bệnh nguy hiểm

Một giấc ngủ chất lượng là như thế nào?

Con người cần phải ngủ 6 – 8 tiếng cứ mỗi 24 giờ. Tuy nhiên, sẽ có một số yếu tố bao gồm tuổi tác, di truyền, giấc ngủ chất lượng,… tác động đến số giờ ngủ. Cụ thể số giờ cần phải ngủ đủ cho từng độ tuổi như sau:

  • Trẻ em từ 0-3 tháng tuổi: 14-17 giờ.
  • Trẻ em từ 4-11 tháng tuổi: 12-16 giờ.
  • Trẻ em từ 1-2 tuổi: 11-14 giờ.
  • Trẻ em từ  3-5 tuổi: 10-13 giờ.
  • Trẻ em từ 6-12 tuổi: 9-12 giờ.
  • Thanh thiếu niên từ 13-17 tuổi: 8-10 giờ.
  • Người lớn từ 18-64 tuổi: 7-9 giờ.
  • Người lớn từ 65 tuổi trở lên: 7-8 giờ.
XEM NGAY  Sống khỏe cùng 5 thói quen không gây hại sức khỏe khi ăn Tết
Một giấc ngủ chất lượng rất quan trọng
Một giấc ngủ chất lượng rất quan trọng

Thời gian ngủ quan trọng nhưng chất lượng giấc ngủ cũng rất quan trọng. Đó là lý do tại sao có người ngủ đủ 7 giờ và hôm sau tỉnh dậy vô cùng khỏe khoắn, tràn đầy năng lượng. Nhưng có người ngủ đến 9 giờ nhưng hôm sau dậy vẫn uể oải và vô cùng mệt mỏi. 

Bởi giai đoạn quan trọng để phục hồi cơ thể, phát triển các tế bào là giai đoạn ngủ sâu nhất. Vì chúng ta trải qua một giấc ngủ có tới 5 giai đoạn: Buồn ngủ, ngủ nông, ngủ chớm sâu, ngủ sâu nhất và ngủ mơ. Giai đoạn ngủ sâu sẽ kéo dài từ 1-2 giờ nên nếu bạn không ngủ đủ sâu hay ngủ chập chờn thì cơ thể bạn sẽ không trải qua giai đoạn phục hồi trong giấc ngủ.

Nói tóm lại giấc ngủ quan trọng hơn bạn tưởng và hậu quả để lại của việc thiếu ngủ thời gian dài cũng nguy hiểm hơn cho sức khỏe của chúng ta rất nhiều. Vì vậy hãy tập thói quen ngủ đúng giờ ngay từ bây giờ nhé!