Mang thai tuổi 30 – Nguy cơ tiềm ẩn và các lưu ý quan trọng

Dẫu biết phụ nữ càng lớn tuổi sẽ càng có nhiều kinh nghiệm. Đặc biệt là sẵn sàng hơn về tinh thần lẫn tài chính để chăm lo chu toàn cho đứa con bé bỏng của mình. Tuy vậy nhưng thanh xuân có thì, độ tuổi đẹp nhất để có thai cũng sẽ nhanh bước qua. Một khi người phụ nữ bước sang tuổi 30 sẽ bắt đầu đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe. Nếu trong độ tuổi này bạn muốn mang thai thì cần phải lường trước nhiều vấn đề quan trọng sau đây!

Độ tuổi mang thai

Phụ nữ ở độ tuổi 20 có khả năng sinh sản cao nhất. Vào độ tuổi 30 sẽ bắt đầu giảm dần khả năng sinh sản. Thường ở đầu độ tuổi 30 sẽ không có nhiều vấn đề xảy ra nhưng càng về sau sẽ càng khó mang thai khi cơ hội mang bầu trong một năm chỉ còn 65%. 37 tuổi trở đi là khả năng sinh sản giảm nhanh chóng.

Những nguy cơ tiềm ẩn cần lưu ý nếu muốn mang thai sau 30

Mang thai sau độ tuổi 30 sẽ tiềm ẩn rất nhiều những rủi ro. Vì vậy nếu bạn muốn mang thai sau độ tuổi này cần phải lưu ý và lường trước những điều sau:

Mang thai sau 30 tuổi tiềm ẩn nhiều rủi ro
Mang thai sau 30 tuổi tiềm ẩn nhiều rủi ro

Sảy thai

Đầu độ tuổi 30, khả năng sinh sản đã có dấu hiệu giảm dần nhưng sẽ không có nhiều vấn đề xảy ra và nguy cơ sảy thai chỉ tăng nhẹ. Nhưng độ tuổi 35 trở đi chính là khi phụ nữ phải chuẩn bị tâm lý đối đầu với nguy cơ sảy thai lên đến 20%. Độ tuổi 40 thì nguy cơ tiếp tục tăng lên đến 40% và tuổi 45 lên 80%.

Số lượng nhiễm sắc thể thường bất thường (thừa hoặc thiếu) khi tuổi của trứng tăng lên. Đây cũng chính là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp sảy thai. Phụ nữ càng lớn tuổi sẽ càng khó mang thai hay nếu thụ thai cũng sẽ thụ với lượng trứng bất thường cao hơn. Điều này dẫn đến sảy thai hoặc em bé sinh ra dễ bị mắc hội chứng Down.

Đẻ mổ

Tỷ lệ sinh mổ của phụ nữ trên 35 tuổi là 43%, trong khi tỷ lệ này ở độ tuổi 20 là 30%. Các chuyên gia cho rằng, tỷ lệ sinh mổ gia tăng do các vấn đề như suy thai, thời gian chuyển dạ kéo dài, vốn thường phổ biến hơn ở các sản phụ lớn tuổi.

Mang thai ngoài tử cung, gặp biến chứng sức khỏe

Độ tuổi 35 trở lên mà mang thai thì khả năng mang thai ngoài tử cung cao hơn rất nhiều. Bên cạnh đó là các biến chứng về sức khỏe như tiểu đường, tiền sản giật cao hơn, thừa cân, cao huyết áp,…

Đa thai

khả năng trải qua thai kỳ nguy cơ cao đe dọa đến tính mạng của mẹ hoặc thai nhi.

Đa thai tức là có hai hoặc nhiều thai cùng lớn lên trong tử cung của người mẹ. Những phụ nữ với độ tuổi trên 35 sẽ có khả năng mang bầu đa thai hơn bởi phụ nữ độ tuổi này có nhiều khả năng giải phóng hai hoặc nhiều noãn trong một chu kỳ kinh nguyệt. Nguy cơ xảy ra các biến chứng cũng cao hơn rất nhiều khi mang bầu đa thai. Biến chứng phổ biến nhất chính là sinh non. Thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé. 

Những điều cần lưu ý nếu muốn mang thai độ tuổi 30

Để có thể tăng khả năng sinh sản ở độ tuổi này thì phụ nữ có thể chú ý đến một số điều quan trọng sau đây:

Lưu ý quan trọng nếu muốn mang thai độ tuổi 30
Lưu ý quan trọng nếu muốn mang thai độ tuổi 30

Không sử dụng quá nhiều rượu và caffeine

Trong cuộc sống hằng ngày cũng khó có thể kiêng hoàn toàn rượu và cafein nhưng để có con thì bạn cần phải giảm tối thiểu. Bởi nếu uống cafe hay rượu thời gian dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tinh trùng của nam giới. Theo nghiên cứu, uống trên 300mg caffeine mỗi ngày sẽ giảm khả năng mang thai ở phụ nữ.

Giấc ngủ rất quan trọng

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng nội tiết tố. Nếu càng thức khuya thì bạn càng khiến đồng hồ sinh học bị rối loạn, ít tập thể dục và ăn uống đủ bữa hơn. Do đó, nếu muốn mang thai độ tuổi này thì bạn cần ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm.

Theo dõi chu kỳ

Bước sang độ tuổi 30 thì chu kỳ cũng sẽ có những thay đổi. Vì vậy bạn cần theo dõi lịch rụng trứng để có thời gian quan hệ tình dục lý tưởng. Chọn thời điểm quan hệ dễ thụ thai nhất. Cụ thể là đối với phụ nữ có chu kỳ kinh nghiệp 28 ngày, quá trình rụng trứng sẽ rơi vào ngày 12 – 14. Canh 2 ngày trước khi rụng trứng để quan hệ tình dục sẽ dễ mang thai nhất!

Chế độ ăn uống lành mạnh

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Đừng nên ăn nhiều thức ăn đã chế biến sẵn và có nhiều chất béo. Thay vào đó hãy xây dựng bữa ăn lành mạnh chứa nhiều chất chống oxy hóa như trái cây, rau, cá, ngũ cốc,…

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu phụ nữ sở hữu chỉ số BMI không cân bằng, quá thấp hoặc quá cao cũng ảnh hưởng đến khả năng mang thai. Do đó, bạn cần duy trì cân nặng và chỉ số BMI khỏe mạnh.

Xem thêm: Sửa đổi Luật khám chữa bệnh để nâng cao dịch vụ y tế

Sử dụng thực phẩm chức năng, vitamin cho bà bầu

Một tháng trước giai đoạn cố gắng mang thai thì bạn nên sử dụng các loại vitamin dành cho bà bầu. Các vitamin chứa axit folic sẽ ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh và các vitamin chứa sắt sẽ ngăn thiếu máu thai kỳ. Thêm vào đó là những vitamin D hoặc CoQ10 mà bác sĩ khuyên dùng sau khi đi thăm khám.

Theo dõi VnExpress để cập nhật thêm nhiều thông tin về sức khỏe nhé!