Sửa đổi Luật khám chữa bệnh để nâng cao dịch vụ y tế

Sáng 3/2, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước diễn ra buổi họp báo Lệnh của quyền Chủ tịch nước và Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã trình Quốc hội khoá XV phê chuẩn trong Phiên họp bất thường lần thứ 2. Phạm Thanh Hà, phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước là người tổ chức cuộc họp báo lần này.

Mức độ cấp thiết của việc sửa đổi Luật khám chữa bệnh

Chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc sửa đổi Luật khám chữa bệnh là để giải quyết những bất cập, yếu kém, xử lý các vấn đề mới nảy sinh. Điều này còn nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân theo hướng an toàn, hiệu quả, bền vững và hội nhập với quốc tế.

Đồng thời, Luật khám chữa bệnh góp phần đảm bảo chất lượng, hiệu quả, nề nếp, kỷ cương và trách nhiệm của nhà nước trong công tác khám chữa bệnh

Luật khám bệnh, chữa bệnh mới sẽ lấy những người bệnh làm trung tâm cho các loại hình dịch vụ khám chữa bệnh với chất lượng tốt nhất, hội nhập với quốc tế.

Việc khám chữa bệnh là vấn đề cần được chú ý
Việc khám chữa bệnh là vấn đề cần được chú ý

Việc sửa đổi luật còn tập trung đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám chữa bệnh. Thêm vào đó, điều luật mới cũng bảo đảm tính hợp pháp, tính thống nhất, tính khả thi và bảo đảm bình đẳng giới.

Chính sách sẽ xã hội hóa và đa dạng hóa các phương thức khám chữa bệnh cho nhiều người dân, nhiều tầng lớp xã hội, nhiều ngành nghề khác nhau để bảo đảm sự công bằng giữa các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước và tư nhân.

Những điểm thay đổi trong Luật Khám chữa bệnh

Điểm mới đáng chú ý của Luật khám bệnh, chữa bệnh theo sửa đổi tập trung vào việc nâng cao tay nghề của người khám, chữa bệnh và cập nhật kê đơn thuốc điện tử để kiểm soát dễ dàng hơn.

Việc nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tăng cường quản lý hoạt động của người hành nghề cũng sẽ là một trong những nội dung quan trọng. Theo đó, Luật quy định sẽ mở rộng đối tượng hành nghề từ cấp giấy phép hành nghề theo văn bằng chuyên môn sang cấp giấy phép theo chức danh chuyên môn. Theo đó, luật để sửa đổi nâng cao hơn và quy chuẩn lại kỹ năng của các bác y, sĩ.

Người hành nghề cần phải thi giấy phép để có thể khám chữa bệnh
Người hành nghề cần phải thi giấy phép để có thể khám chữa bệnh

Cụ thể hơn, những người hành nghề y, bác sĩ sẽ cần phải làm bài đánh giá năng lực để kiểm tra trình độ hành nghề trước khi được cấp giấy phép. Điều này để tránh tình trạng những người có bằng cấp y khoa nhưng tuy nhiên năng lực lại không đủ trình độ và ảnh hưởng tới việc đảm bảo chất lượng y tế.

Theo như luật mới, sau khi đánh giá năng lực và vượt qua bài kiểm tra thì những người hành nghề sẽ được cấp giấy phép. Giấy phép này sẽ có hạn trong vòng 5 năm và những ai làm nghề cũng sẽ phải chủ động đăng ký đánh giá năng lực lại cứ sau mỗi lần tới hạn.

Một số các điều mới khác trong luật sửa đối

Trong quy định mới, quy định người nước ngoài hành nghề tại Việt Nam trong thời gian dài cũng như khám bệnh, chữa bệnh cho người Việt sẽ yêu cầu phải sử dụng tiếng Việt thành thạo. Chỉ trong trường hợp trao đổi, hợp tác, chuyển giao hoặc đào tạo thì điều này mới không bắt buộc.

Đa số các Đại biểu Quốc hội biểu quyết duyệt luật khám chữa bệnh mới
Đa số các Đại biểu Quốc hội biểu quyết duyệt luật khám chữa bệnh mới

Ngoài ra, theo quy định mới trong việc kê đơn thuốc điện tử, bệnh án điện tử, hệ thống này sẽ cần kết nối với hệ thống quản lý về hoạt động khám chữa bệnh. Việc này nhằm phối hợp liên kết về thông tin và quản lý hoạt động khám chữa bệnh cho người dân giữa các bệnh viện, dịch vụ để kiểm soát dễ dàng hơn.

Thêm vào đó, Luật bổ sung cũng có ác yêu cầu, quy định về trong việc cải thiện chất lượng cũng như cung cấp dịch vụ tại các nơi khám bệnh, chữa bệnh. Điều này sẽ giúp hỗ trợ cho người dân có thể sử dụng các dịch vụ y tế về khám chữa bệnh dễ dàng hơn.

Các nội dung trong Kỳ họp bất thường tháng 1

Vào chiều 9/1/2023, với đa số Đại biểu Quốc hội biểu quyết đồng ý, Quốc hội đã thông qua Luật khám bệnh, chữa bệnh mới tại phiên họp bất thường lần thứ 2.

Họp báo về luật sửa đổi khám chữa bệnh
Họp báo về luật sửa đổi khám chữa bệnh

Theo đó, luật khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 sẽ được áp dụng kể từ ngày 1/1/2024. Một số các nhiệm vụ mà Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng chính phủ cũng như các cơ quan có liên quan thực hiện bao gồm:

– Trình lên Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục, và phân chia nhiệm vụ cho các cơ quan chủ trì bắt đầu soạn thảo các văn bản, quy định chi tiết trong việc thực hiện Luật khám chữa bệnh.

– Thông báo tới người dân về các quy định mới trong việc khám, chữa bệnh.

– Cải cách, tạo lại các quy định trình lên các cấp có thẩm quyền ban hành các nội dung quy định chi tiết các nội dung mới được chỉnh sửa trong Luật.

– Quản lý chặt chẽ, nghiêm túc trong việc thực hiện, phổ biến Luật khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản được ghi trong văn bản pháp luật chi tiết.

Tin VNExpress sẽ tiếp tục các thông tin mới nhất về luật khám bệnh, chữa bệnh cũng như các tin tức về sức khỏe con người.