Bộ Công an dự thảo Luật Căn cước công dân 2014 sửa đổi

Hiện tại, Bộ công an đang dự thảo sửa đổi Luật Căn cước công dân 2014 và đề nghị các tổ chức, cá nhân đóng góp ý kiến.

Vì sao cần sửa đổi Luật Căn cước công dân?

Trong quá trình thực hiện Luật Căn cước công dân 2014, Bộ Công an nhận thấy còn nhiều vấn đề bất cập, cần sửa đổi và hoàn thiện hơn. Cụ thể:

Một công dân cần có đủ các loại giấy tờ tùy thân như: Căn cước, thẻ ngân hàng, thẻ bảo hiểm y tế, bằng lái xe, giấy khai sinh,…Việc phải mang theo khá nhiều loại thẻ, giấy tờ các loại như vậy khiến người dân gặp nhiều bất lợi, dễ rơi mất và cồng kềnh. Đặc biệt khi phải thực hiện các thủ tục kiểm tra, hành chính mất nhiều thời gian.

Theo quy định tại Điều 9 và 15 của Luật Căn cước công dân, có thể nhận thấy giới hạn thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia gây cản trở nhất định đến các công việc triển khai, chuyển đổi số quốc gia.

Luật hiện tại không đề cập về cấp số định danh cá nhân cho trường hợp dân gốc Việt, không có quốc tịch nhưng đang sống ổn định tại Việt Nam.

Không có quy định về việc hủy hay xác lập lại số định danh cá nhân với công dân có quyết định thôi quốc tịch hoặc nhập trở lại Việt Nam.

Cần bổ sung quy định chuyển tiếp để đảm bảo việc thay đổi từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân, nhằm hạn chế phát sinh các thủ tục rườm rà, phức tạp khác.

Luật Căn cước công dân 2014 còn nhiều bất cập
Luật Căn cước công dân 2014 còn nhiều bất cập

Luật hóa tài khoản định danh điện tử là phù hợp, đúng đắn

Theo Điều 31 dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi, loại Căn cước điện tử là tài khoản định danh điện tử, gồm thông tin được in trên Căn cước, thông tin tích hợp vào Căn cước công dân và thông tin khác của công dân trong hệ thống định danh và xác thực điện tử.

Khi chủ thể sử dụng tài khoản định danh điện tử trong các giao dịch điện tử thì có giá trị ngang với việc xuất trình giấy tờ để chứng minh.

Theo nhận định của luật sư Trần Minh Cường, Đoàn Luật sư TP.HCM, việc tích hợp Căn cước công dân điện tử đem lại nhiều lợi ích như: 

  • Khi thực hiện các dịch vụ công (đã được tích hợp trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia), các thông tin sẽ được tự động điền vào các biểu mẫu đăng ký mà không phải khai báo, điền thông tin nhiều lần giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí. 
  • Ngoài ra, loại Căn cước công dân điện tử sẽ thay thế loại vật lý và các loại giấy tờ đã đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia như giấy phép lái xe, bảo hiểm y tế…
Dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi là hợp lý
Dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi là hợp lý

Cách đăng ký Căn cước công dân điện tử

Theo Điều 32 dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi:

1. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 qua ứng dụng VNeID đối với công dân đã có CCCD gắn chip điện tử.

a) Công dân sử dụng thiết bị di động tải và cài đặt ứng dụng VNeID;

b) Công dân sử dụng ứng dụng VNeID để nhập thông tin về số định danh cá nhân và số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử; cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNeID; thu nhận ảnh khuôn mặt bằng thiết bị di động và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNeID.

c) Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNeID hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.

2.Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2.

a) Đối với công dân đã được cấp CCCD gắn chip điện tử:

Công dân đến công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp CCCD để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử. Công dân xuất trình CCCD gắn chip điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử…

b) Cơ quan công an cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp CCCD với trường hợp công dân chưa được cấp CCCD.

Cách đăng ký CCCD điện tử theo Dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi
Cách đăng ký CCCD điện tử theo Dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi

Tin VnExpress sẽ tiếp tục cập nhật thông tin mới nhất của Luật Căn cước công dân cũng như các vấn đề pháp luật trong những bài viết tiếp theo.