Cận thị: Các nguyên nhân chính khiến người cận tăng độ nhanh

Làm việc, học tập trong điều kiện thiếu sáng, đeo kính với độ cận không chính xác, không giữ khoảng cách phù hợp, tiếp xúc với công nghệ và các thiết bị điện tử quá nhiều trong thời gian dài hay không kiểm tra sức khỏe mắt thường xuyên. Đây có thể nói là những nguyên chủ yếu khiến tình trạng cận thị ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Người mắc bệnh cận thị
Người mắc bệnh cận thị

Làm việc và học tập thiếu sáng khiến cận thị

Ánh sáng là yếu tố hết sức cần thiết khi làm việc giúp chúng ta duy trì sức khỏe và nâng cao hiệu suất. Với người chưa cận thị, nếu thường xuyên làm việc và học tập trong điều kiện thiếu ánh sáng cần thiết, theo thời gian sẽ xuất hiện các triệu chứng của người bệnh.

Cận thị do làm việc, học tập thiếu sáng diễn ra chủ yếu ở trẻ em. Điều này là bởi các em còn nhỏ chưa có đủ nhận thức về tầm quan trọng của thị giác. Thêm nữa, nhiều bậc phụ huynh hiện chưa theo sát các em trong việc chăm sóc sức khỏe mắt.

Một thực trạng khá phổ biến là nhiều người làm việc tại nhà nhưng vì quá chú tâm vào công việc khiến mắt chịu nhiều sức ép dẫn đến cận.

Đeo kính với độ cận không chính xác

Những người bị cận thường có xu hướng đeo kính có độ cận cao hoặc thấp hơn so với độ cận của bản thân.

XEM NGAY  Vô sinh nam giới: Mách bạn 3 dấu hiệu nhận biết sớm căn bệnh

Kính cận thị với độ cận thấp hơn thường không đáp ứng được khả năng hiển thị. Người cận mang kính có độ cận thấp hơn thường có xu hướng nheo mắt và ép mắt hoạt động nhiều để nhìn rõ hơn. Hệ quả là mắt và hệ thần kinh bị suy nhược dẫn đến tăng độ cận.

Tương tự, đeo kính với độ cận cao hơn khiến mắt phải thích ứng với kính một cách thụ động. Theo thời gian, bởi mắt và hệ thần kinh buộc phải hoạt động căng thẳng nhằm thích ứng với kính dẫn đến độ cận gia tăng.

Giữ khoảng cách chưa phù hợp

Một trong những thói quen gây ra bệnh cận thị đó là tư thế ngồi. Ngồi cúi sát trong khi đọc sách, học tập, làm việc… đều gây ảnh hưởng tới sức khỏe mắt. Đây là thói quen phổ biến dẫn đến bị cận học đường.

Cúi sát mặt khi ngồi học gây ảnh hưởng xấu tới thị lực
Cúi sát mặt khi ngồi học gây ảnh hưởng xấu tới thị lực

Nhãn cầu là vùng rất nhạy cảm. Mắt càng phải điều tiết nhiều càng dễ mỏi nhức khiến thị lực suy giảm. Không chỉ các tác nhân như thiết bị điện tử hay đeo kính với độ cận không phù hợp, thay đổi khoảng cách nhìn cũng là một tác nhân. Với những người hay đọc sách hoặc lái xe, việc đảo mắt và bắt mắt liên tục thích ứng khiến mắt chúng ta phải chịu thêm nhiều sức ép.

Sử dụng các thiết bị điện tử nhiều giờ

Điểm gây hại lớn nhất của các thiết bị điện tử đó là ánh sáng xanh. Với bức sóng cao nó có thể gây tổn hại cho thần kinh thị giác.Thời lượng sử dụng dài sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa và mắc bệnh về mắt trong đó có cận thị.

XEM NGAY  5 lý do giúp Hasaki Clinic chinh phục “cảm tình” trong giới làm đẹp
Cận thị do sử dụng thiết bị điện tử nhiều giờ
Cận thị do sử dụng thiết bị điện tử nhiều giờ

Vì vậy, để giảm thiểu tác hại của các thiết bị điện tử, người dùng các trang thiết bị điện tử nên hướng tới việc sử dụng các thiết bị có chức năng hạn chế ánh sáng xanh. Chúng ta cũng nên giới hạn thời lượng sử dụng trong ngày để hạn chế bệnh cận xuất hiện hoặc tăng độ cận. 

Xem thêm: Biến thể Omicron mối lo ngại của toàn nhân loại trong năm qua

Không khám sức khỏe mắt định kỳ

Phần lớn những người cận đều có chung một thói quen đó là không kiểm tra mắt thường xuyên. Bệnh nhân chỉ đi khám khi mắt xuất hiệu các triệu chứng liên quan đến mắt và hệ thần kinh thị giác.

Đó là cơ chế tự nhiên của cơ thể báo hiệu rằng tình trạng sức khỏe đang đi xuống ở mức đáng báo động. Dù chúng ta có đi khám và chữa khi xuất hiện triệu chứng, mắt chúng ta cũng đã phần nào bị ảnh hưởng và có nguy cơ cận.

Vậy nên chúng ta cần phải thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe của mắt nhằm phát hiện bệnh cận thị sớm nhất có thể. Hãy cùng Tin VnExpress tìm hiểu thêm về những căn bệnh khác ở các bài viết sau.

Trả lời