Băng cháy, nguồn năng lượng vô tận tiềm năng trong tương lai

Mặc dù loài người đang có nhiều bước chuyển mình sang sử dụng các động cơ điện thay vì xăng dầu như trước kia. Nhưng với mức sản xuất điện hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của chúng ta. Đáng lo ngại hơn, theo ước tính các mỏ dầu trên toàn thế giới chỉ đủ khai thác khoảng 60 năm nữa thôi. Vậy phải làm sao? Băng cháy là giải pháp triệt để về vấn đề năng lượng tương lai, cùng Tin VnExpress tìm hiểu về loại năng lượng này.

Nguồn năng lượng mới

Sự phát triển công nghiệp toàn cầu đang phát triển chóng mặt khiến nhu cầu đáp ứng điện và xăng dầu cung không đủ cầu. May thay trong tình huống nguy cấp các nhà khoa học phát hiện một thứ năng lượng mới vô cùng tuyệt vời. Nó chứa nhiều năng lượng hơn dầu mỏ, lại còn sạch và gần gũi với thiên nhiên. Vâng thứ mà chúng tôi đang nói đến ở đây chính là băng cháy.

Hoa Kỳ đã từng khẳng định với lượng băng có khả năng cháy mà họ đang sở hữu khoảng 70 tỷ tỷ mét khối nếu với lượng năng lượng tiêu thụ dầu mỏ như hiện nay thì dù 2000 nữa chẳng thể sử dụng hết lượng năng lượng mà băng tạo ra. Vậy băng cháy là gì?

Nguồn năng lượng mới mang tên băng cháy
Nguồn năng lượng mới mang tên băng cháy

Tổng quan về băng cháy

Bằng cháy vốn dĩ chỉ là một cục băng được làm từ nước đóng băng vậy nhưng vấn đề ở đây nó không phải là một cục băng bình thường mà là một hỗn hợp của nước và các loại khí thiên nhiên hóa lỏng chủ yếu là metan. 

XEM NGAY  Australia - Viên phóng xạ thất lạc gây hại tới người dân

Bởi vậy người ta có thể đốt cục băng và chắc chắn là nó sẽ cháy, thậm chí là cháy rất mạnh. Dành cho những ai chưa biết thì khí thiên nhiên là một loại khí có thể đốt cháy giống như loại khí có trong bình gas mà chúng ta thường dùng vậy. 

Tại sao khí gas lại được đóng băng?

Tại sao khí mà chúng ta có thể hòa được bỏ nước sau đó lại còn bị đóng băng. Nguyên nhân được giải thích là bởi vì dưới áp suất cực cao các loại khí thiên nhiên này sẽ bị áp lực cực cao nén lại ở trạng thái lỏng. Trung bình 1 mét khối băng chúng ta sẽ thu được 800 lít nước và 200 lít khí hóa lỏng. Từ 200 lít khí này khi bay hơi chúng sẽ tạo ra tới 164 m³ khí  tự nhiên.

Tại sao khí gas lại được đóng băng thành băng cháy?
Tại sao khí gas lại được đóng băng thành băng cháy?

Nghịch lý 0 độ C

Trên các báo đài Việt Nam thì nói rằng băng cháy sẽ được tạo thành khi nhiệt độ dưới 0°c và áp suất từ 450 psi hay tương đương 30atm trở lên. Tuy nhiên điều nghịch lý là băng hình thành nhiều dưới đáy biển (biển Đông cũng có băng cháy). Mà dưới đáy biển làm gì có nhiệt độ dưới 0 độ C mà hình thành băng được. Vậy điều kiện dưới 0 độ chẳng phải là sự mâu thuẫn.

Tuy nhiên sau khi chúng tôi điều tra thêm tài liệu thì lại cho thấy rằng quá trình hình thành băng ảnh hưởng nhiều vào 2 yếu tố áp suất và nhiệt độ. Nếu áp suất cao thì nhiệt độ không cần quá thấp thì vẫn đóng băng được. 

XEM NGAY  Biến đổi khí hậu, đàn cò cho người châu Âu biết thế nào là... lễ hội

Ví dụ ở độ sâu 7000m dưới mực nước biển thì áp suất khoảng 3000 psi. Ở áp suất này thì chỉ cần 70 độ F hay 20 độ C thì có thể hình thành băng cháy chứ không cần 0 độ C. Trên thực tế ở độ sâu 182m dưới mực nước biển với áp suất 250 psi thì nhiệt độ cần thiết tạo ra băng là 5 độ C.

Nghịch lý 0 độ C của băng cháy
Nghịch lý 0 độ C của băng cháy

Khai thác băng cháy có trở nên khả thi?

Băng cháy hiện nay được tìm thấy trên khắp 90 quốc gia khác nhau nhưng đa số nằm dưới lòng đại dương. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể tìm thấy băng trên cạn tại các quốc gia có khí hậu cực lạnh như Nga và Cannada.

Theo nhiều bài đánh giá mới nhất từ các nhà khoa học thì hiện nay biển Đông đang có tiềm năng chứa rất nhiều băng cháy. Tuy nhiên việc khai thác băng không hề dễ dàng như chúng ta tưởng. Bởi ta không thể xuống đáy biển và đào băng lên như đào vàng được vì băng cháy sẽ bị bay hơi. Chỉ có cách là giảm áp suất hay tăng nhiệt độ cho băng tan chảy và hóa thành khí. 

Nhưng vấn đề đặt ra ở đây để tạo ra công nghệ dẫn lượng khí băng sinh ra là cực kì khó. Nếu không khéo lượng khí này sẽ gây ra những ảnh hưởng nặng nề với quy mô toàn cầu. Vì nó sẽ làm Trái Đất nóng nhanh hơn đến 21 lần so với khí CO2. Hiện nay chỉ có Canada khai thác băng cháy thành công nhưng là dạng băng trên cạn. Còn dưới biển Nhật Bản đã thành công với những bước ban đầu khi khai thác băng ở mực nước 300m.

XEM NGAY  Cơ thể của chúng ta sẽ như thế nào nếu chết trên sao Hỏa?
Khai thác băng cháy có trở nên khả thi?
Khai thác băng cháy có trở nên khả thi?

Giải quyết được nhiều vấn đề toàn cầu cùng lúc

Nếu chúng ta khai thác được băng cháy thì chúng ta không những có nguồn năng lượng khổng lồ. Mà còn giải quyết được thảm họa toàn khi Trái Đất đủ nóng lên và làm băng bay hết lên trời. Khi ấy, Trái Đất tràn ngập khí gas và hiệu ứng nhà kính lại càng trầm trọng. Bên cạnh đó thềm lục địa sẽ sụp xuống khi băng không còn, tạo ra sóng thần khủng khiếp.

Nói chung là băng cháy là nguồn tài nguyên tuyệt vời. Và sẽ tuyệt vời hơn nếu chúng ta phát triển được công nghệ khai thác băng. Vừa có thêm nguồn năng lượng mới vừa giải quyết được nhiều vấn đề toàn cầu.