Top 4 ngôi chùa linh thiêng tại HCM không thể bỏ lỡ dịp Tết này

Chùa là một công trình kiến trúc được xây dựng lên để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân trong khu vực và truyền bá đạo Phật. Tín ngưỡng đi chùa vào ngày Tết cũng là một truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam và các nước phương Đông nói chung. Nếu Tết này bạn còn ở thành phố Hồ Chí Minh và chưa có dự định đi chùa nào để cầu may. Cùng Tin VnExpress khám phá top 4 ngôi chùa được nhiều người TP HCM đi nhiều vào dịp Tết này.

Ngôi chùa Ngọc Hoàng 

Chùa Ngọc Hoàng hay còn gọi là chùa Phước Hải là một ngôi chùa có kiến trúc cổ xưa nằm trong lòng quận 1 thành phố Hồ Chí Minh mà nhiều người đều biết. Chùa Phước Hải có tên gọi là chùa Ngọc Hoàng bởi vì đây là một ngôi điện dùng để thờ Ngọc Hoàng thượng đế (vua trời).

Với khuôn viên rộng hơn 2.000 mét vuông được xây bằng gạch men và lợp mái bằng các tượng gốm nhiều màu. Bên trong chùa còn có chứa những tác phẩm nghệ thuật bao gồm tranh thờ, tượng, liễn hương án đều làm bằng chất liệu gỗ, gốm và giấy bồi. Phía trong chùa bao gồm 3 tòa điện: Tiền, Trung và Chánh điện. Bên trong chánh điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, Huyền Thiên Bắc Đế và các vị tướng trời khác.

Chùa Ngọc Hoàng là một ngôi chùa có kiến trúc cổ xưa nằm trong lòng quận 1
Chùa Ngọc Hoàng là một ngôi chùa có kiến trúc cổ xưa nằm trong lòng quận 1

Phía trước chùa có một bể nuôi cá khá rộng, trong đó phải kể đến bể bên phải là bể rùa bởi bể này nuôi rất nhiều rùa. Còn các bể khác thì đầy ắp cá và rùa với kích cỡ khác nhau do người dân phóng sanh. 

XEM NGAY  Hà Lan và 4 điểm du lịch nổi tiếng với quang cảnh tuyệt đẹp

Bên cạnh thờ Ngọc Hoàng, chùa Phước Hải còn được xem là ngôi chùa linh thiêng nhất nhì trong việc xin con. Bởi trong chùa cũng có thờ Kim Hoa Thánh Mẫu (vị thần coi quản việc sinh đẻ) cùng 12 bà mụ. Chính vì lý do này mà chùa Ngọc Hoàng luôn thu hút khách thập phương đến vào các ngày cuối tuần không chỉ riêng gì ngày lễ.

Chùa Bửu Long

Những ai đang sống trong khu vực Thành Phố Thủ Đức (quận 9 cũ) thì không nên bỏ qua ngôi chùa đậm nét Thái Lan (Chùa Bửu Long). Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1942 mang đậm nét kiến trúc Thái Lan được tổ đình Bửu Long xây dựng.

Với thiết kế hài hòa giữa nét kiến trúc Thái Lan và Ấn Độ cùng với một chút gì đó dư âm từ thời nhà Nguyễn. Ngôi bảo tháp nằm ở trung tâm chùa với độ cao 56m được đánh giá là ngôi bảo tháp Phật Giáo lớn nhất Việt Nam hiện tại. Ngôi chùa nằm khuất mình bên trong những hàng cây của con đường Nguyễn Xiển nên không khí của chùa luôn được đánh giá là khá mát mẻ và trong lành dù đang giữa trời trưa oi bức. 

Khi đến với chùa Bửu Long, du khách ngoài việc cầu may cho gia đạo cũng có thể check in cùng với kiến trúc cung điện cầu kỳ với tông màu trắng chủ đạo vô cùng đẹp mắt. Đảm bảo những bức hình của bạn sẽ rực rõ nhưng vẫn mang một nét nhã nhặn của nơi tôn nghiêm.

XEM NGAY  Tiết lộ bài học cuộc sống rút ra từ những chuyến du lịch
Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1942 mang đậm nét kiến trúc Thái Lan
Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1942 mang đậm nét kiến trúc Thái Lan

Chùa Giác Lâm

Chùa Giác Lâm được nhiều người dân thành phố biết đến là ngôi chùa có tuổi đời lâu nhất nhì tại Sài Gòn (khoảng 300 tuổi). Chùa được bắt đầu xây dựng từ năm 1744 bởi ông Lý Thụy Long và có cái tên chùa Sơn Cang hay chùa Cẩm Đệm. Nhưng mãi đến năm 1774, chùa mới đổi thành tên Giác Lâm và giữ cho đến ngày hôm nay. 

Đây chính là một ngôi chùa nổi tiếng vì độ linh thiêng và kiến trúc cổ xưa tuy được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn còn giữ nguyên nét cổ kính như ban đầu. Nếu bạn chưa biết đi chùa nào vào dịp Tết Quý Mão này thì bạn nên thử khám phá chùa Giác Lâm nhé.

Chùa Giác Lâm là ngôi chùa có tuổi đời lâu nhất nhì tại Sài Gòn
Chùa Giác Lâm là ngôi chùa có tuổi đời lâu nhất nhì tại Sài Gòn

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu sẽ là ngôi chùa cuối cùng trong bảng danh sách những ngôi chùa mà bạn có thể du lịch vào dịp Tết này. Đây là chùa của người Hoa linh thiêng bậc nhất bạn không thể bỏ lỡ khi đến với Sài Gòn. Với tuổi đời 200 tuổi, ngôi chùa đã chứng kiến biết bao sự thay đổi của Sài Gòn.

Đây là ngôi chùa được xây theo kiểu kiến trúc ngôi miếu của cộng đồng người Hoa với mục đích thờ Bà Thiên Hậu. Nhưng theo quan niệm của người Việt Nam, nơi nào linh thiêng thì họ cũng gọi là chùa và đây là lý do có cái tên Chùa Bà Thiên Hậu.

XEM NGAY  Cẩm nang du lịch Sapa: Top 7 điểm đến hấp dẫn tại Sapa
Ngôi chùa được xây theo kiểu kiến trúc ngôi miếu của cộng đồng người Hoa
Ngôi chùa được xây theo kiểu kiến trúc ngôi miếu của cộng đồng người Hoa

Chùa được thiết kế theo lối tam quan ở phần cửa chính và hai bên hành lang được chạm khắc hình dạng sôi nổi và tinh tế. Phần mái chùa còn được trang trí thật nhiều bức tượng đa dạng kích thước với tạo hình vô cùng chi tiết và sinh động. Khi viếng thăm chùa Bà Thiên Hậu, ngoài việc cầu an thì bạn còn có cơ hội tìm hiểu những nét văn hóa của dân tộc người Hoa sống tại TP HCM. 

Mong rằng qua 4 ngôi chùa mà chúng tôi đã đề cập bên trên sẽ giúp cho bạn có thêm địa điểm khám phá ngày Tết. Năm mới ban biên tập Tin VnExpress chúng tôi kính chúc quý độc giả thật nhiều hạnh phúc và bình an bên gia đình nhỏ của mình. Đừng quên khám phá những địa điểm linh thiêng mà chúng tôi giới thiệu để cầu may nhé.