Cập nhật chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2023

Những chính sách mới nổi bật được áp dụng chính thức từ tháng 4/2023. Các chính sách như Bổ sung Covid-19 vào danh mục bệnh nghề nghiệp, trường chuyên bỏ lớp không chuyên, kiểm tra chất lượng đầu vào nhân viên công chức 2 lần/năm và một số chính sách nổi bật khác. Cùng VnExpress cập nhật ngay trong bài viết sau đây nhé! 

Covid-19 được đưa vào chính sách mới – Hưởng bảo hiểm xã hội như bệnh nghề nghiệp

Chính sách mới theo thông tư số 02/2023 của Bộ Y tế, bổ sung dịch bệnh Covid-19 vào Danh mục bệnh nghề nghiệp được nhận bảo hiểm từ ngày 1/4/2023. Cụ thể vì bệnh Covid-19 phát sinh do người lao động tiếp xúc với virus nCoV tại môi trường lao động của họ. Do đó nó được phân vào bệnh nghề nghiệp. 

Covid-19 được đưa vào bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm
Covid-19 được đưa vào bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm

Đối tượng được nhận bảo hiểm xã hội theo chính sách mới này là:

  • Những người làm việc tại cơ sở y tế, người vận chuyển mẫu xét nghiệm, phòng thí nghiệm, người công tác trong khâu xử lý, bảo quản và tiêu hủy mẫu có chứa nCoV.
  • Những người có mặt trong công tác phòng chống dịch bệnh, người phục vụ, cứu chữa người nhiễm bệnh
  • Nhân viên ngoại giao, hải quan, nhân viên xuất nhập cảnh. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và các chiến sĩ, hạ sĩ quan, công an và các lực lượng có tham gia phòng chống dịch Covid-19.

Yếu tố gây bệnh phải được ghi nhận cụ thể trong biên bản xác định tiếp xúc nghề nghiệp với nCoV. Đồng thời cũng phải được nêu rõ trong các văn bản đánh giá những yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp hoặc văn bản chống dịch, cứu trợ người nhiễm bệnh.

XEM NGAY  Vụ phó chánh án treo cổ tự tử - báo động đỏ của phẩm chất cán bộ

Kiểm định chất lượng đầu vào 2 lần/năm công chức

Nghị định 06/2023 đưa ra quyết định chính sách mới sẽ thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào của nhân viên công chức 2 lần/năm. Bộ Nội vụ tổ chức kiểm định định kỳ vào tháng 7 và tháng 11 hàng năm và có hiệu lực từ ngày 10/4.

Kiểm định chất lượng đầu vào công chức
Kiểm định chất lượng đầu vào công chức

Trước 31/1 hàng năm thì Bộ sẽ công bố kế hoạch tổ chức kiểm định trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và trên trang thông tin Bộ. Thí sinh tham gia đánh giá năng lực trên máy tính với hình thức thi trắc nghiệm. Nội dung sẽ đánh giá được năng lực tư duy, khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn; hiểu biết chúc về hệ thống chính trị và bộ máy Đảng và Nhà nước, về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội; cơ quan quản lý hành chính nhà nước; quyền, nghĩa vụ của công chức, đạo đức công vụ; kiến thức về xã hội, văn hóa, lịch sử.

Trong chính sách mới, người tham gia thi tuyển công chức vào vị trí có yêu cầu từ trình độ đại học trở lên sẽ thi trong vòng 120 phút với 100 câu hỏi. Còn đối với trình độ trung cấp và cao đẳng thì 100 phút với 80 câu. Kết quả đạt yêu cầu chất lượng đầu vào khi người tham gia dự tuyển trả lời đúng từ 50% số câu trở lên. Kết quả kiểm định này có giá trị kể từ ngày phê duyệt của Bộ Nội vụ và giá trị sử dụng trong vòng 24 tháng.

XEM NGAY  COVID-19: Tín hiệu tích cực, số ca nhiễm ít nhất trong 2 năm

Xem thêm: Đề xuất xây 4 kho giữ xe tang vật ở TP HCM vì tình hình quá tải

Chính sách mới: Bỏ lớp không chuyên trong trường chuyên

Theo thông tư 05/2023 được đưa ra bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo về chính sách mới có hiệu lực từ ngày 15/4. Bộ quy định về cách thức tổ chức hoạt động của THPT chuyên rằng sẽ không còn lớp không chuyên trong trường chuyên từ năm 2024-2025. Hiện tại đối với những lớp không chuyên đã tuyển sinh thì vẫn được duy trì bình thường đến khi học sinh tốt nghiệp. 

Trường chuyên không còn lớp không chuyên 
Trường chuyên không còn lớp không chuyên

Ngoài ra, Thông tư cũng có sự thay đổi, điều chỉnh về việc tuyển học sinh bổ sung vào các trường chuyên. Thay vì quy định cũ là chỉ được tuyển lớp 10 và 11 thì nay chính sách mới cho phép các trường có thể tuyển sinh cả ba khối. Do đó, học sinh nếu có kết quả học tập và rèn luyện tốt trong năm học trước vẫn có thể thi tuyển bổ sung vào các trường chuyên nếu muốn.

Các lớp chuyên vẫn giữ nguyên việc tổ chức các môn học như cũ và mỗi lớp số lượng học sinh cũng không được quá sỉ số 35. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đưa ra thống kê năm 2020, số học sinh chuyên năm chiếm 2,1% tổng số học sinh toàn quốc (khoảng 73.000).

Bài viết đã chia sẻ 3 chính sách mới nổi bật nhất được áp dụng từ tháng 4 năm 2023 trong tin thời sự hôm nay. Người dân cần lưu ý cập nhật kịp thời thông tin.

XEM NGAY  Bão số 2 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, miền Bắc mưa lớn diện rộng