Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kiến nghị, cầu cứu Chính Phủ

Sau kì nghỉ Tết Quý Mão 2023, tình trạng các cây xăng tiếp tục tái diễn tình trạng đóng cửa, thông báo hết nguồn hàng. Nguyên nhân chung mà các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu phản ánh là từ việc bị nhà phân phối chèn ép, gây khó dễ khiến doanh nghiệp không thể trụ nếu nhập hàng với giá cao hơn bình thường.

Những sự chèn ép từ nhà phân phối

Thời điểm từ sau Tết Quý Mão 2023, nhiều trạm xăng tiếp tục thông báo đóng cửa, hết hàng dẫn tới việc đời sống sinh hoạt người dân bị ảnh hưởng trong quá trình di chuyển. Mặt khác, các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cũng chia sẻ về những khó khăn trong quá trình mua bán giữa mình và nhà phân phối.

Ông Tây, giám đốc một công ty xăng dầu, đã chia sẻ về vấn đề này. Theo ông, hiện tại các nhà bán lẻ xăng dầu đang trong tình thế khó khăn. Lý do chính đến từ nhiều quy định chưa phù hợp nên dẫn tới việc các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu bị chèn ép và đẩy họ vào đường cùng.

Các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đang bị chèn ép phải ngừng bán
Các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đang bị chèn ép phải ngừng bán

Ông Tây chỉ ra rằng quy định hiện hành không cho phép nhà bán lẻ được lấy hàng từ nhiều nguồn mà chỉ được nhập từ một nơi và điều này đã tạo ra việc chèn ép giá. Một khi các nhà bán lẻ xăng dầu ký hợp đồng với bên nhà phân phối, thì dù chiết khấu ít hay nhiều cũng phải chấp nhận. Thậm chí, kể cả không chiết khấu thì các doanh nghiệp cũng không thể làm gì khác.

Một trong số những chiêu trò nhằm chèn ép các bên bán lẻ xăng dầu bằng cách chiết khấu cao khi giá rẻ và ngược lại. Lấy ví dụ, giá xăng dầu giảm 1000đ/lít thì nhà phân phối sẽ chiết khấu 950đ/lít, tuy nhiên vì giá thị trường giảm nên khi bán ra thì các doanh nghiệp bán lẻ cũng không lãi được nhiều. Thậm chí, đôi khi các nhà cung cấp còn khai thêm phí vận chuyển cao hơn hẳn so với thông thường khiến các nhà bán lẻ phải chịu thiệt thòi.

Mong muốn của các doanh nghiệp bán lẻ

Với diễn biến như này, các doanh nghiệp đều đang cố gắng gồng lỗ hoặc chấp nhận lãi ít, thậm chí bị các cơ quan chức năng phạt khi không nhập xăng dầu về để bán cho người dân. Vì vậy, điều mà các nơi buôn bán nhỏ lẻ xăng dầu mong muốn hiện tại là được quay trở lại so với thời gian trước khi không bị chèn ép từ nhà phân phối. Một số khác thì mong muốn có thể sửa đổi quy định về số lượng nhà phân phối.

Lực lượng chức năng kiểm tra xử phạt doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu
Lực lượng chức năng kiểm tra xử phạt doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu

Ngoài về vấn đề chiết khấu, cũng có một điều mà các doanh nghiệp đang cảm thấy thiếu hợp lý về các quy định, điều luật. Điều họ quan ngại là các doanh nghiệp, thương nhân phân phối còn được quyền mở các nơi nhỏ, cạnh tranh trực tiếp với các thương nhân nhỏ lẻ trong khi được lấy hàng nhiều nơi.

Các doanh nghiệp bán lẻ kiến nghị

Vào ngày 1-2, đã có nhiều đơn kiến nghị khẩn cấp được ký bởi các doanh nghiệp bán lẻ để gửi lên Thủ tướng Chính phủ. Điều này trực tiếp khẳng định mong muốn sửa đổi lại các quy định phù hợp hơn về các nghị định liên quan kinh doanh xăng dầu do Bộ Công Thương đang xây dựng.

Buổi họp khẩn về các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kiến nghị
Buổi họp khẩn về các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kiến nghị

Trước đó, theo thông tin thời sự chiều 31-1, nhiều người đại diện của hàng trăm nhà bán lẻ xăng dầu cả nước cũng có cuộc gặp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để nêu lên những điểm bất hợp lý cũng như phản ánh mặt chưa tốt về vấn đề kinh doanh xăng dầu.

Các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu mong muốn có thể sửa đổi quy định cho việc thay từ một nguồn cung cấp thành ba nguồn cung cấp. Điều này để tránh việc lạm quyền của nhà phân phối cũng như tránh tình trạng thiếu thốn nguồn cung xăng dầu. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đề xuất Bộ sẽ nhanh chóng đưa ra các hành động sớm để thị trường có thể cạnh tranh lành mạnh.

Hãy theo dõi Tin VnExpress để cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu.