Australia đã thông báo thất lạc một viên chứa chất phóng xạ. Viên phóng xạ được xác định là Caesium-137 với kích thước 8x6mm, được sử dụng trong các hoạt động khai thác mỏ trong quá trình vận chuyển từ thị trấn Newman và vùng ngoại ô phía bắc của thành phố Perth.
Mức độ nguy hiểm của viên phóng xạ
Viên phóng xạ Caesium-137 rất nguy hiểm với con người nếu tiếp xúc gần với nó. Các hậu quả có thể ảnh hưởng tới con người như: Bỏng da nếu khoảng cách tiếp xúc gần, bị nhiễm bệnh phóng xạ và gia tăng nguy cơ ung thư chết người. Nếu người nào tiếp xúc với viên chứa phóng xạ này càng lâu thì sẽ càng bị ảnh hưởng nặng nề hơn.
Một công ty nghiên cứu về bảo vệ bức xạ là Radiation Services WA đã cho biết về mức độ nguy hiểm khi tiếp xúc gần viên phóng xạ. Họ cảnh báo rằng, nếu con người đứng gần nó trong bán kính 1 mét với thời gian 60 phút thì sẽ tạo ra khoảng 1,6 millisievert (mSv), khoảng 17 lần chụp X-quang ngực tiêu chuẩn trong.
Ngoài ra Radiation Services WA cũng cảnh báo người dân khi tìm thấy thì không được nhặt hay chạm vào viên chứa phóng xạ này. Nếu tiếp xúc, người chạm vào sẽ bị bỏng và gây tổn thương cho ngón tay và các mô xung quanh của cơ thể.
Ivan Kempson, Phó giáo sư vật lý-sinh học tại Đại học Nam Australia, cho biết trường hợp xấu nhất sẽ là một đứa trẻ tò mò nhặt viên phóng xạ và bỏ vào túi.
Kempson chia sẻ: “Điều này đã từng xảy ra trước đây. Đã có một số ví dụ về việc những người tìm thấy những thứ tương tự và bị nhiễm độc phóng xạ, nhưng những thứ ấy mạnh hơn nhiều so với viên chứa phóng xạ đang bị mất tích”.
Quá trình tìm kiếm
Các nhà chức trách có thẩm quyền đang nỗ lực vận động quá trình tìm kiếm viên phóng xạ bằng thiết bị dò bức xạ chuyên dụng. Ngoài ra, những người có thẩm quyền cũng đầu tư trang thiết bị để tìm kiếm. Họ cũng dùng các phương tiện giao thông để tìm kiếm cả hai chiều giữa quãng đường bị thất lạc với vận tốc cao trên các tuyến đường cao tốc.
Các nhà chức trách cũng đã khuyến nghị người dân không đến gần viên phóng xạ nếu tìm thấy nó trong phạm vi bán kính 5 mét dù việc này là khó do kích thước của nó quá nhỏ.
Dù vậy, vẫn có những người lo lắng rằng viên chứa phóng xạ có thể đã bị dịch chuyển qua khỏi vùng được tìm kiếm nữa.
Theo một kịch bản khác, vật thể chứa phóng xạ này cũng có thể đã bị mắc kẹt trong kẽ lốp của một phương tiện nào đó khi đi trên cao tốc, bị dịch chuyển đi tới một khoảng cách xa, hoặc thậm chí là bị động vật mang đi.
Sự cố kỳ lạ vì để mất viên phóng xạ
Rio Tinto, tập đoàn phụ trách việc vận chuyển cho viên Caesium-137, cho biết họ thường xuyên vận chuyển và lưu trữ hàng hóa nguy hiểm. Đây là một phần trong hoạt động kinh doanh của họ và thuê các nhà thầu chuyên nghiệp để xử lý các vật liệu phóng xạ. Trong một tuyên bố, Rio Tinto cũng đã nêu lên về công dụng của viên Caesium-137 là một phần của máy đo mật độ để đo mật độ quặng sắt trong khu khai thác.
Dịch vụ bức xạ WA cho biết việc vận chuyển các chất phóng xạ được vận tại các khu vực thuộc vùng Tây Australia thường ổn định, không có sai sót nào. Tuy nhiên, trường hợp thất lạc viên phóng xạ này là đến từ sự tắc trách, kiểm soát không kỹ lưỡng từ những người có vai trò giám sát.
Điều kỳ lạ mà các chuyên gia đều nhận ra là việc xử lý các vật liệu phóng xạ như Caesium-137 đáng lẽ phải được quản lý chặt chẽ cùng quy trình kiểm soát nghiêm ngặt. Pradip Deb, một giảng viên kiêm nhân viên an toàn về bức xạ tại Đại học RMIT ở Melbourne (Australia) cho biết việc viên phóng xạ thất lạc là “rất bất thường” vì các quy tắc an toàn của Australia yêu cầu chúng phải được vận chuyển trong hộp bảo vệ cao.
Hơn thế nữa, theo các quy tắc an toàn ở Australia thì yêu cầu các viên chứa phóng xạ đều cần phải được vận chuyển trong hộp bảo vệ với tính bảo vệ cao. “Vì vậy, việc viên chứa phóng xạ mà bị thất lạc như này là điều rất bất thường” – Pradip Deb, giảng viên về kiến thức an toàn bức xạ tại Đại học RMIT ở Australia chia sẻ.
Sau đó, tập đoàn Rio Tinto đã thông báo rằng họ sử dụng đơn vị vận chuyển bên khác cho quá trình di chuyển này. Hiện, đơn vị phụ trách vận chuyển viên phóng xạ vẫn chưa được tiết lộ.
Australia tìm được viên phóng xạ thất lạc
Do có kích thước khá nhỏ, vì vậy việc tìm được viên phóng xạ này sẽ khá khó, và có thể tỷ lệ tìm được rất thấp. Trong trường hợp mà không một ai phát hiện được viên chứa phóng xạ này, thì đây cũng không phải một mối nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới đời sống con người.
Theo các nhà khoa học, chất phóng xạ Caesium-137 có chu kỳ bán rã 30 năm, tức là độ phóng xạ của Caesium sẽ giảm một nửa sau 30 năm, và giảm tiếp nửa mức phóng xạ nữa sau 60 năm.
Caesium-137 là một chất phóng xạ kín, nên chừng nào mà viên chứa phóng xạ này không bị vỡ ra thì sẽ không bị ảnh hưởng hay ô nhiễm đất, nước, môi trường sống của con người. Ngoài ra, các chuyên gia cũng nói rằng nếu viên Caesium-137 thất lạc trong một khu vực mà không có con người sinh sống gần thì cũng sẽ gần như không gây ra những tổn thất gì.
Trong ngày hôm nay, nhóm nhân viên tổ chức Công nghệ và Khoa học Hạt nhân Australia. cũng đã tìm lại được viên chứa chất phóng xạ Caesium-137 tại khu vực gần thị trấn Newman thuộc phía Tây của Australia.
Tin VnExpress sẽ tiếp tục cập nhật các chi tiết mới nhất về viên phóng xạ thất lạc tại Australia trong các bài viết tiếp theo.