Ngành Khoa học tự nhiên vẫn ế – Thí sinh không mấy mặn mà

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), các nhóm ngành Khoa học tự nhiên, Khoa học sự sống, Nông lâm nghiệp và Thủy sản liên tục đứng đầu danh sách có tỷ lệ tuyển sinh kém nhất trong 3 năm liên tiếp. Vậy nguyên nhân do đâu mà nhiều thí sinh không mấy mặn mà với các nhóm ngành đến vậy mà chỉ đổ xô vào ngành “hot” với tỷ lệ chọi rất cao? Cùng VnExpress tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Khoa học tự nhiên có sinh viên đếm trên đầu ngón tay

Số sinh viên nhập học trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM
Số sinh viên nhập học trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM

Chỉ tiêu tuyển sinh viên ở nhóm ngành khoa học tự nhiên từ mức 39 – 100 sinh viên nhưng số lượng người nhập học chỉ đủ đếm trên đầu ngón tay.

Theo thống kê trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM, ngành Địa chất học vào năm 2022 chỉ tuyển được có 11 sinh viên trong tổng chi tiêu 100. Hai năm trước đó khá hơn khi số sinh viên nhập học ở mức 20 người. Sự suy giảm hơn một nửa đang diễn ra. 

Tương tự vậy,

“Nhóm ngành công nghệ kỹ thuật môi trường cũng giảm từ hơn 100 xuống còn 60” – Thạc sĩ Trần Vũ, trưởng Phòng Thông tin Truyền thông, cho biết.

Nhóm ngành khoa học sự sống, quản lý tài nguyên và môi trường ghi nhận mức giảm mạnh nhất của số sinh viên nhập học. Cụ thể năm 2019 có 708 sinh viên giảm xuống 590 năm 2022. Nhóm ngành Khoa học tự nhiên giảm từ 856 xuống 820.

XEM NGAY  ĐH Bách Khoa Hà Nội công bố đề cương kỳ thi đánh tư duy

Nguyên nhân các nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật thấp

Nguyên nhân tình hình tuyển sinh giảm chủ yếu là do đâu?
Nguyên nhân tình hình tuyển sinh giảm chủ yếu là do đâu?

Tuy nhóm ngành này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của đất nước nhưng nhìn vào thực tế sẽ có nhiều điểm hạn chế khiến các thí sinh “quay lưng”. 

  1. Thị trường lao động hạn chế. Vd điển hình có thể thấy là những sinh viên tốt nghiệp từ các ngành Kỹ thuật hạt nhân, Hải dương học, Địa chất học phải tìm việc ở những cơ sở nghiên cứu và các tổ chức phi chính phủ để làm việc. Những địa chỉ này không phải là nơi phổ biến.
  2. Giới trẻ hiện nay không có mấy người hứng thú làm việc tại các cơ quan nhà nước. Nhưng những lĩnh vực này vẫn chưa phát triển ở các doanh nghiệp tư nhân, công ty.
  3. Môi trường lao động vất vả. Dẫu biết mỗi công việc sẽ có những vất vả riêng nhưng riêng các ngành như Kỹ thuật dầu khí, Trắc địa chắc chắn môi trường sẽ rất vất vả và đòi hỏi xa nhà rất nhiều. Bằng chứng là những doanh nghiệp lớn về than hay khoáng sản rất khó khăn trong việc tìm người đảm nhiệm vị trí kỹ sư trắc địa bản đồ, địa chất.
  4. Xu hướng hiện nay đổ dồn về đô thị. Theo TS Nguyễn Thanh Hải cho rằng giới trẻ không lựa chọn nhóm ngành nông lâm cũng vì bởi vùng nông thôn không phải là nơi ưa chuộng của giới trẻ. 
XEM NGAY  Học bổng từ New Zealand: Việt Nam may mắn nhận được 45 suất

Tương lai phải đối mặt với khủng hoảng nhân sự khoa học tự nhiên

Khủng hoảng nhân sự về khoa học tự nhiên trong tương lai
Khủng hoảng nhân sự về khoa học tự nhiên trong tương lai

Tuy hiện tại chưa thấy có tác động rõ rệt đến thị trường lao động khi tuyển sinh nhóm ngành này đang suy giảm. Tuy nhiên theo giáo sư và các chuyên gia cho rằng 5 – 10 năm tới, thế hệ trung niên nghỉ hưu cũng là lúc rơi vào khủng hoảng nhân lực nhóm ngành khoa học trầm trọng. 

Theo thống kê năm 2021 cho thấy số lượng người làm việc trong lĩnh vực nông sản và hải sản chiếm 30% tổng lực lượng lao động của cả nước. Trong đó, sinh viên nhập học nhóm ngành này trong tổng số sinh viên hàng năm chỉ chiếm mức vô cùng ít ỏi là 2%. Trong thời gian tới, nguy cơ thiếu hụt nhân sự nhóm ngành khoa học tự nhiên, nông nghiệp chắc chắn sẽ thiếu hụt nguồn lực chất lượng cao. 

Nhiều trường tuy chỉ tuyển được số lượng sinh viên ít nhưng vẫn tiếp tục thực hiện duy trì đào tạo.

“Không phải ngành nào có lãi mới đào tạo. Trường vẫn sẽ duy trì, không gộp lớp để đảm bảo chất lượng đào tạo dù các lớp có ít sinh viên” – PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Giao thông vận tải, cho biết.

Phương án cải thiện tình hình tuyển sinh ngành khoa học tự nhiên

Sau 10 – 20 năm, khoa học tự nhiên mới có thể phát triển hơn nhưng chắc chắn rằng không thể đợi đến lúc đó mới bắt đầu ráo riết đào tạo nhân lực. Để có thể cải thiện tình hình tuyển sinh, các trường đại học đã cân đối chỉ tiêu, đổi mới chương trình dạy và bổ sung thêm nhiều chính sách học bổng, ưu đãi khác.

XEM NGAY  Tiếng Anh cho người mới học - Top 5 sai lầm phổ biến

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM đã triển khai duy trì chỉ tiêu 50 – 100 sinh viên mỗi năm ở 9 ngành khoa học cơ bản, ít hơn những nhóm ngành khác để phù hợp với nhu cầu thị trường.

Trường Đại học Mỏ-Địa chất, sự chuyển dịch của công nghệ trong lĩnh vực kỹ thuật cũng được bổ sung vào chương trình học. Tăng cường cho sinh viên nhóm ngành truyền thống hiểu hơn về các kiến thức liên ngành bằng cách học với máy móc. Một số trường khác như Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM hỗ trợ học bổng cho tân sinh viên lên đến 2 tỷ đồng trong năm qua. 

Nhìn chung, đây chỉ mới là giải pháp để cải thiện phần nào tình hình tuyển sinh nhóm ngành khoa học cơ bản. Theo Phó giáo sư Nguyễn Đức Khoát, chính phủ và các bộ ngành cần nghiên cứu, đánh giá và dự báo thị trường lao động 10-20 năm tới để lên kế hoạch quy hoạch tổng chi tiêu đào tạo.

Xem thêm: Chứng chỉ ngoại ngữ được trọng dụng trong tuyển sinh đầu cấp