Ngày 28/1, giới chức trách tại Mỹ cho biết đã nhận tín hiệu về một khinh khí cầu do thám tại phía Bắc của Hoa Kỳ. Những chính trị gia tại Mỹ cũng đã nhanh chóng nghi ngờ đây là sự do thám dưới thẩm quyền của Trung Quốc. Điều này đã dấy lên những sự hoài nghi giữa Trung – Mỹ. Đến ngày 6/6, Trung Quốc lên tiếng xác nhận về vật “thể lạ”, nhưng chia sẻ việc xuất hiện tại Mỹ là điều không mong muốn do các yếu tố ảnh hưởng.
Mỹ phát hiện khinh khí cầu lạ vào ngày 28/1
Ngày 28/1, nhà chức trách Hoa Kỳ cho rằng đã bắt gặp một khinh khí cầu do thám của Trung Quốc tại vùng miền Bắc nước này. Bộ Quốc phòng nước Mỹ đã điều động máy bay phản lực quân sự cũng từng xem xét đánh hạ khí cầu này. Tuy nhiên, việc trên đã không diễn ra vì lo sợ những mảnh vụn sẽ làm hại đến cư dân dưới đất.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 3/2 bác bỏ đây là một hoạt động gián điệp mà thực chất là khinh khí cầu cho mục đích nghiên cứu thuỷ văn, thời sự. Phía Trung Quốc cho rằng sẽ vẫn giữ liên hệ với các giới chức Hoa Kỳ để giải quyết một cách thỏa đáng về vấn đề này.
Chuyến công du của ông Blinken có thể coi là chuyến viếng thăm cấp cao nhất của ngoại trưởng Hoa Kỳ tại Trung Quốc tính từ năm 2018. Đối với chính phủ ông Biden, việc xuất hiện những vật thể được kiểm soát bởi Trung Quốc tại biên giới thuộc chủ quyền của Mỹ đã khiến sự hợp tác giữa hai bên ngày càng căng thẳng hơn.
Mỹ quyết định bắn hạ khinh khí cầu thứ 2 của Trung
Ngày 3/2, một người thuộc Lầu Năm Góc của Mỹ đã chia sẻ thêm về việc tìm thấy khí cầu của Trung Quốc khác. “Chúng tôi đang nhận được báo cáo về một khinh khí cầu bay qua địa phận Mỹ Latinh. Sau quá trình xác nhận và tìm hiểu, đây là một sự xâm phạm chủ quyền khác đến từ Trung Quốc”
Đây là lần thứ 2 ghi nhận sự xuất hiện của khinh khí cầu thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc, được bắt gặp chỉ trong một vài ngày gần đây.
Bộ ngoại giao Trung Quốc chia sẻ “rất hối tiếc khi khí cầu đã bay sang lãnh thổ Hoa Kỳ bởi lý do trên”, đồng thời khẳng định sẽ duy trì phối hợp với Washington nhằm khắc phục sự cố này.
Lần thứ hai được Mỹ ghi nhận tại Billings thuộc bang Montana – Hoa Kỳ, cách Trung Quốc gần 10.000 km. Bộ Ngoại giao Trung Quốc giải thích rằng vì gió giật lớn, do kiểm soát chưa tốt dẫn tới sự việc này cũng như tạo ra vấn đề về “lệch hướng khá nhiều so với dự tính”.
Khi Hoa Kỳ tiết lộ thông tin thì Trung Quốc cũng nói đó là khí cầu dân dụng cho việc khảo sát khí tượng đi lạc sang đất Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc tin chắc nó là khí cầu quân sự và đã lập tức triển khai chiến đấu cơ đánh hạ ngày 4/2.
Chính trị giữa Mỹ – Trung căng thẳng hơn
Bà Mao Ninh, người phát ngôn thuộc bộ ngoại giao Trung Quốc chê trách Mỹ trong việc sử dụng vũ khí bắn hạ khinh khí cầu chia sẻ vào họp báo ngày 6/2. Bà chia sẻ: “đây là vấn đề giữa hai quốc gia, đặc biệt Mỹ nên cần bình tĩnh xử lý, đưa ra các phương án giải quyết phù hợp mà không cần sử dụng vũ lực.”
Vốn mối quan hệ giữa hai cường quốc lớn mạnh hàng đầu đã không “cơm ngon canh ngọt”, việc này như càng đẩy tình thế giữa hai nước bất ổn hơn. Bà Mao Ninh tiếp tục đưa ra các phát ngôn chia sẻ về việc Mỹ “thiếu sự chân thành” trong việc đưa ra các phương án cải thiện tình hữu nghị giữa hai quốc gia. Thêm vào đó, bà lên tiếng kêu gọi Washington cũng như Bắc Kinh sẽ sớm có tiếng nói chung, tránh sự bất đồng.
Trong ngày 5/2, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao của Trung Quốc, Tạ Phong đã nói chuyện và lên án với người đứng đầu Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh. Ông cho rằng các hành động mà Mỹ đã sử dụng gây tác động nghiêm trọng và khiến quan hệ Trung – Mỹ trở nên căng thẳng hơn kể từ cuộc gặp ở Bali, Indonesia. Ông cũng đồng thời yêu cầu Mỹ không sử dụng các biện pháp, vũ khí, vũ lực để gây tổn thất, thiệt hại, ảnh hưởng tới lợi ích của Trung Quốc.
Tin VNExpress cũng sẽ cập nhật thêm các tin tức mới về khinh khí cầu Trung Quốc xuất hiện tại Mỹ.