Đừng lơ là, hãy chấm dứt bệnh trầm cảm lứa tuổi học sinh

Ở lứa tuổi học sinh đặc biệt là lứa tuổi dậy thì là khoảng thời gian mà các bạn nên có sự phát triển về mặt tâm sinh lý nên hầu như rất nhạy cảm với những vấn đề xung quanh. Các em sẽ rất dễ bị ảnh hưởng từ những suy nghĩ tiêu cực và áp lực đó. Những ảnh hưởng đó sẽ dẫn đến sự bi quan, gia tăng tình trạng bệnh trầm cảm đang chuyển biến phức tạp ở lứa tuổi học sinh.

Bệnh trầm cảm là như thế nào?

Bệnh trầm cảm (depression) là một loại bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý. Người bệnh thông thường sẽ có các triệu chứng buồn bã, chán nản và hay có những suy nghĩ tiêu cực. Khi bị mắc bệnh trầm cảm, người bệnh sẽ không có động lực hay hứng thú làm công việc của mình thậm chí đây là việc mà họ thích.

Làm thế nào khi phát hiện bệnh trầm cảm?

Bệnh trầm cảm phải cần được sự quan tâm và phát hiện kịp thời của người nhà. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm thì không cần sự can thiệp của thuốc và biểu hiện của người bị bệnh chưa có sự nghiêm trọng. Điều cần làm là người nhà hãy quan tâm giúp đỡ đến người đang mắc bệnh. Nhưng cách tốt nhất là vẫn nên gặp bác sĩ để có sự hỗ trợ chuyên môn. Nếu người bệnh không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng ngày càng tệ hơn.

Cần phải làm gì khi phát hiện bệnh trầm cảm?
Cần phải làm gì khi phát hiện bệnh trầm cảm?

Tại sao học sinh là đối tượng ưa thích của bệnh trầm cảm?

Hiện nay học sinh là đối tượng khá phổ biến bị mắc bệnh trầm cảm đặc biệt là học sinh cấp 2 và cấp 3. Vậy nguyên do nào dẫn đến bệnh trầm cảm ở lứa tuổi học sinh?

Áp lực môi trường xung quanh 

Hầu như các bạn làm phụ huynh đều đặt quá nhiều áp lực lên cho con trẻ trong việc học tập ngày nay. Chính từ những áp lực học tập ấy hay những mối quan hệ bạn bè và cả cách dạy dỗ từ gia đình và nhà trường đã tạo nên tâm trạng mệt mỏi cho các em. Dần dần sẽ hình thành nên các lối sống tiêu cực dẫn đến bị bệnh trầm cảm do sự căng thẳng và áp lực đó kéo dài.

Phải chăng bệnh trầm cảm của các em đến từ chúng ta
Phải chăng bệnh trầm cảm của các em đến từ chúng ta

Lối sống không lành mạnh 

Những lối sống không lành mạnh ở độ tuổi thanh thiếu niên như nghiện game điện tử, thức khuya hay lừa vận động là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh dẫn đến trầm cảm.

Tâm sinh lý nhạy cảm ở tuổi dậy thì 

Thông thường các em ở lứa tuổi này sẽ bước vào giai đoạn tuổi dậy thì. Hầu như ở độ tuổi này các em đều không có khả năng nhận thức và xử lý những tình huống mà mình đang mắc phải. 

Vì thế các em có xu hướng sẽ có những hành động và suy nghĩ tiêu cực dẫn đến cảm xúc và hành vi cũng bị ảnh hưởng theo. Nếu không có sự phát hiện tự gia đình hay bạn bè xung quanh để định hướng đúng đắn thì các hành vi ấy sẽ trở nên sai lệch và gây nên những hậu quả đáng tiếc.

Bệnh trầm cảm xuất phát do tâm sinh lý thay đổi
Bệnh trầm cảm xuất phát do tâm sinh lý thay đổi

Ám ảnh từ sự kiện quá khứ

Những ám ảnh về mất mát đau thương trong quá khứ mà các em trải qua sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến với tâm lý lâu ngày dẫn đến sự thay đổi nhận thức. Điều này khiến cho các em ở lứa tuổi học sinh dễ bị mắc bệnh trầm cảm.

Làm cách nào để phòng ngừa và điều trị bệnh trầm cảm?

Trầm cảm ở lứa tuổi học sinh nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả không nhỏ. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất và đời sống tinh thần của người bị bệnh. Tuy nhiên nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì các biểu hiện của trầm cảm sẽ được cải thiện ít nhiều.

Hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà

Đối với những người bị mắc bệnh trầm cảm ở mức độ nhẹ chưa ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng cuộc sống thì các nhà tâm lý khuyến khích người nhà sử dụng biện pháp chữa trị tại nhà. Với biện pháp này sẽ giúp các em cải thiện về tâm lý cũng như sức khỏe một cách tự nhiên nhất từ đó nó sẽ khắc phục được bệnh theo chiều hướng tốt hơn.

Trị liệu tâm lý học

Trị liệu tâm lý là một cách chữa trầm cảm khá phổ biến hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này là không có sự can thiệp bằng thuốc men và nó đảm bảo được sự an toàn đặc biệt ở lứa tuổi học sinh và hạn chế được sự tái phát của căn bệnh. 

Điều trị bằng tâm lý là một biện pháp dựa trên những thông tin lấy được từ cuộc trò chuyện trực tiếp giữa người bệnh và chuyên gia tâm lý. Bằng những biện pháp chuyên môn, chuyên gia tâm lý sẽ đánh giá được những vấn đề mà các em đang mắc phải từ đó sẽ hiểu rõ hơn các em. Chính từ đó các chuyên gia tâm lý sẽ đưa ra những hướng khắc phục tốt nhất về vấn đề của bệnh nhân.

Điều trị bằng thuốc

Phương pháp này là phương pháp cuối cùng mà các chuyên gia khuyến cáo chỉ dùng trong trường hợp tồi tệ nhất bởi vì nó có nguy cơ cao sẽ có tác dụng ngoài ý muốn và chỉ giải quyết được một vài triệu chứng của căn bệnh. 

Điều trị bệnh trầm cảm bằng thuốc là phương án cuối cùng
Điều trị bệnh trầm cảm bằng thuốc là phương án cuối cùng

Thực chất để có thể điều trị tận gốc của trầm cảm là chúng ta phải biết quan tâm và thấu hiểu tâm trạng của người bị bệnh. Sử dụng thuốc chỉ giải quyết được một phần nào đó của căn bệnh mà thôi nhưng trong vài trường hợp bất khả kháng thì việc sử dụng thuốc là sự lựa chọn cuối cùng.

Bài viết của Báo VnExpress vừa cung cấp cho bạn thông tin về bệnh trầm cảm ở lứa tuổi học sinh đang dần phổ biến hiện nay. Nếu con của bạn đang gặp những triệu chứng mà chúng tôi vừa nêu trên hãy quan tâm và hỗ trợ các em kịp thời. Việc dẫn các em đến các chuyên gia tâm lý là điều cần thiết để có một lộ trình điều trị đúng đắn và lâu dài.