Lì xì ngày Tết: Tết xưa và Tết nay thay đổi như thế nào?

Câu chuyện lì xì ngày Tết có lẽ là điều mà nhiều người mong đợi nhất mỗi khi Tết đến. Đám trẻ con thì háo hức khi có tiền tiêu xài vài ngày Tết. Người lớn thì lại muốn trao đi những lời chúc tốt lành bằng những bao lì xì đỏ. Dù Tết xưa hay Tết nay thì có lẽ những nét văn hóa tốt đẹp này vẫn được giữ lại. Nhưng liệu thật sự Tết nay không khác Tết xưa hay không? Cùng Tin VnExpress chúng tôi tìm hiểu sự thật thú vị này.

Lì xì ngày Tết và những nguồn gốc xung quanh

Có thể nói phong tục lì xì ngày Tết của Việt Nam đã có từ rất xa xưa và được du nhập từ câu chuyện cổ Trung Quốc. Tương tuyền rằng vào lúc xa xưa, mỗi đêm giao thừa sẽ có một con yêu quái xuất hiện quấy phá dân làng và thích xoa đầu những đứa trẻ đang say giấc ngủ. 

Những đứa trẻ bị quấy phá sẽ trở nên sốt cao và thần trí không được minh mẫn. Chính vì lý do này mà các bậc cha mẹ phải thức cả đêm để canh cho con yêu quái không thể làm hại con của mình.

Trong một lần nọ, có tám vị tiên đi ngang và thấy được sự việc trên nên liền hóa thành những đồng tiền vàng đặt cạnh những đứa trẻ. Cha mẹ của những đứa bé lấy những mảnh vải đỏ bao bọc đồng tiền lại để xua đuổi yêu quái. Không ngờ lũ yêu quái lại cảm thấy sợ hãi và bỏ trốn. 

XEM NGAY  Người tích cực và những đặc điểm đáng học hỏi trong cuộc sống

Câu chuyện lan rộng và từ đó mỗi năm khi Tết đến người ta liền có phong tục cho những đồng tiền lẻ vào bao lì xì đỏ để tặng cho trẻ con. Với mong muốn là chúng sẽ khỏe mạnh và thông minh. Đây được xem là nguồn gốc của phong tục lì xì ngày Tết.

Phong tục lì xì ngày Tết của Việt Nam đã có từ rất xa xưa
Phong tục lì xì ngày Tết của Việt Nam đã có từ rất xa xưa

Lì xì ngày Tết- Xưa và nay

Trước kia, việc mừng tuổi chỉ đơn giản là người lớn sẽ lì xì những đồng tiền lẻ được đựng trong phong bì màu đỏ cho những đám trẻ. Với mong muốn rằng sẽ mang lại những điều may mắn cho người nhận. Lì xì ngày Tết ban đầu chỉ mang hàm ý lấy may, đám con nít khi nhận được tiền lì xì sẽ chúc cho người lớn với những câu đại loại như “phát tài phát lộc, tiền vô như nước, vạn sự bình an…”. Còn khi con cháu lì xì cho ông bà thì thường là chúc sức khỏe và trường thọ.

Lì xì ngày Tết- Xưa và nay
Lì xì ngày Tết- Xưa và nay

Huyền thoại bao đỏ chữ vàng 

Thông thường những nước Phương Đông người ta sẽ quan niệm rằng những màu có tông vàng đỏ sẽ mang lại may mắn. Nên những bao lì xì đỏ chữ vàng cũng dần trở nên là biểu tượng không thể thiếu mỗi khi Tết đến. Lì xì ngày xưa chỉ đơn thuần là cầu chúc sự bình an đến cho người nhận. Lúc ấy chúng ta không quá quan trọng về mặt vật chất. Khi lì xì, nhiều người họ cho rằng những ai cho đi hay nhận được bao lì xì đều được sự may mắn

XEM NGAY  Gợi ý mâm cơm gia đình ngon - bổ - rẻ chỉ với 100.000 đồng

Câu chuyện lì xì ngày Tết thời @

Với sự phát triển kinh tế xã hội, đúng như ông bà ta từng nói “Phú quý sinh lễ nghĩa” thì lì xì cũng dần mất đi bản chất ban đầu của nó. Thật sự nó vẫn mang ý nghĩa tốt lành đến cho người nhận nhưng cái đáng nói ở đây nó dần trở thành thủ tục cần phải làm mỗi khi Tết đến.

Từ khi nào chúng ta bắt đầu quan tâm hơn những tờ tiền bên trong bao lì xì hơn là những câu chúc năm mới? Lì xì nó đã trở thành một hình thức xã giao trong dịp Tết. Đáng buồn hơn khi những suy nghĩ này đang dần dạy hư chính những đứa con của chúng ta. Chúng bắt đầu có sự so đo khi ai được lì xì nhiều hơn, hay thậm chí có thái độ không thích khi không được lì xì tiền như mong muốn.

Câu chuyện lì xì ngày Tết thời @
Câu chuyện lì xì ngày Tết thời @

Lì xì và câu chuyện kiếm tiền mỗi dịp Tết

Thật đáng buồn khi chúng tôi phải nói rằng bây giờ rất hiếm gặp những đứa trẻ hào hứng lấy tiền lì xì nuôi ống heo như trước kia. Mà chúng đã chuẩn bị tâm lý xem việc “kiếm tiền lì xì” như là một phi vụ làm ăn ngày Tết. 

Chúng bắt đầu học theo cách bố mẹ đánh giá con người tỷ lệ thuận với mệnh giá bên trong bao lì xì. Chúng cho rằng những ai lì xì chúng nhiều tiền là những người hào phóng, tốt bụng, giàu có. Còn ngược lại những ai lì xì tiền ít thì lại cho rằng keo kiệt và đáng khinh.

XEM NGAY  Tết 2023 - Top 4 món xôi ngon cực kỳ dễ làm dịp Tết

Việc dạy hư con trẻ như vậy đa phần đều do người lớn chúng ta. Bởi mỗi dịp Tết đến sẽ có nhiều người xem đây là cơ hội để lấy lòng cấp trên của mình. Mong rằng năm tới những “vị sếp” sẽ chú ý đến mình hơn. Nên họ không ngần ngại chi tiền cho việc lì xì đám con cháu của “vị sếp” kia. Thật sự nếu nói đúng việc lì xì này là đang làm hợp pháp cho những “phi vụ hối lộ”.

Lì xì ngày Tết và câu chuyện kiếm tiền mỗi dịp Tết
Lì xì ngày Tết và câu chuyện kiếm tiền mỗi dịp Tết

Cách đón Tết xưa và nay của chúng ta ít nhiều cũng có sự thay đổi khi mọi thứ trong đời sống xã hội đều quá thay đổi. Nhưng để có thể giữ gìn được nét văn hóa lâu đời của dân tộc thì đòi hỏi các bậc phụ huynh phải biết trân trọng ý nghĩa của việc lì xì ngày Tết, chứ không phải xem đây là phi vụ làm ăn ngày Tết.