Ngày lễ ông Công ông Táo và ý thức bảo vệ môi trường

Ngày lễ ông Công ông Táo vốn dĩ đã gắn liền, quen thuộc với toàn bộ người dân Việt Nam. Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người dân Việt Nam có thói quen mua cá chép và thả với ý nghĩa cá chép sẽ hóa rồng và đưa các ông lên thiên đình để gặp Ngọc Hoàng.

Truyền thuyết về ông Công ông Táo

Phong tục cúng ông Công ông Táo đã là một phong tục lâu đời, gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam. Theo truyền thuyết, ông Công là thần cai quản đất đai trong gia đình. Ông Táo là ba người trông coi việc bếp núc, nấu nướng.

Ngày lễ ông Công ông Táo
Ngày lễ ông Công ông Táo

Ngọc Hoàng phái họ xuống trần gian là để các ông theo dõi tình hình, ghi chép lại những điều mà người dân Việt Nam đã làm. Và cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên trời để thưa chuyện, báo cáo điều tốt và xấu người Việt làm trong năm qua.

Vì vậy, theo quan niệm của ông bà ta, ông Công ông Táo là vị thần mà định đoạt cho những điều may mắn, phúc đức của gia đình. Với mong muốn gia đình gặp được nhiều may mắn hơn trong năm mới, các gia đình Việt sẽ làm lễ tiễn ông Công và ông Táo.

Nghi lễ cúng ông Công ông Táo

Lễ cúng ông Công và ông Táo thường được diễn ra trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, vì dân gian quan niệm, qua giờ này thì ông Công ông Táo không nhận được đồ cúng.

Theo truyền thuyết, ông Công và ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên trời, do đó người Việt sẽ mua cá chép thả vào chậu nước cạnh để cạnh mâm cỗ cúng. Sau khi cúng xong, người dân sẽ phóng sinh cá ra sông với ngụ ý mong muốn cá hóa rồng trở thành phương tiện cho ông Công ông Táo báo cáo Ngọc Hoàng.

Cá chép là một trong những điều gắn liền với ông Công ông Táo
Cá chép là một trong những điều gắn liền với ông Công ông Táo

Ngoài ra, cá chép hóa rồng cũng là cũng còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, là biểu tượng cho sự vượt khó, kiên cường trên con đường chinh phục thành công. Việc phóng sinh cá cũng sẽ mang đến may mắn, nhiều tin vui cho những người thân trong gia đình.

Khi phong tục tập quán gây ảnh hưởng đến đời sống

Với ý nghĩa linh thiêng trong việc phóng sinh cá chép, rất nhiều người trong giới trẻ hiện nay lại thiếu ý thức khiến cho phong tục này ảnh hưởng tới đời sống xã hội.

Trong bối cảnh xưa, mỗi gia đình sẽ phóng sinh cá một lần để mong muốn tiễn ông Công và ông Táo cũng như mang lại điều may mắn cho gia đình trong năm tới. Với bối cảnh hiện tại, các bạn trẻ cũng chủ động mua cá chép và phóng sinh vào ngày này. Điều này thể hiện các bạn cũng mong muốn có thể gặp được nhiều may mắn hơn và mong muốn riêng cho bản thân mình gặp điều tốt đẹp.

Người dân để lại rác sau khi phóng sinh cá ngày ông Công ông Táo
Người dân để lại rác sau khi phóng sinh cá ngày ông Công ông Táo

Tuy nhiên, việc phóng sinh cá nhưng thiếu ý thức như việc: chọn nơi phóng sinh cá không thể sống được, không vứt túi nilon đúng nơi quy định, thả cá kèm cả túi nilon lại là điều đáng lên án. Việc này ảnh hưởng trực tiếp tới việc gây ô nhiễm môi trường và đời sống của những người sinh sống ở địa phương.

Hồ Tây ngăn chặn việc phóng sinh cá chép

Hồ Tây, một địa điểm nổi tiếng quen thuộc với giới trẻ thủ đô Hà Nội đã thông báo cấm thả hay phóng sinh cá chép tại đây, nhất là vào ngày cúng ngày 23. Lý do đưa ra là vì ý thức của giới trẻ những năm trước cũng phóng sinh cá chép tại đây và xả rác rất nhiều khiến Hồ Tây bị ô nhiễm, mất mỹ quan. Nhiều người thả cả túi nilon xuống cá mắc kẹt, chết và tạo ra mùi hôi thối. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến mỹ quan của Hồ Tây, một trong những địa điểm nổi tiếng của Hà Nội.

Lập hàng rào chắn tránh thả rác tại mặt hồ
Lập hàng rào chắn tránh thả rác tại mặt hồ

Sáng ngày 14/1, lực lượng chứng năng đã lập nhiều rào chắn để ngăn người dân thả cá xuống hồ và chuẩn bị những chiếc xô để mọi người thả cá vào. Sau đó, chính lực lượng chức năng sẽ mang số cá này đi thả để tránh tình trạng người dân xả rác bừa bãi xuống hồ hoặc ở vỉa hè đi bộ.

Tin VnExpress sẽ tiếp tục cập nhật những tin mới nhất về những thông tin mới liên quan tới các hoạt động, ngày lễ trong ngày ông Công ông Táo.