Những dấu tích sót lại về lò đúc gang từ thời chống Pháp

Tại hang núi Đồng Mười, thị xã Hải Vân cách thành phố Thanh Hóa 50 km ở hướng Tây Nam đã xây dựng lò đúc gang Hải Vân. Tuy nhiên lò đúc gang này chỉ hoạt động trong thời gian ngắn ngủi và đó được xem là một kỳ tích của ngành quân giới Việt Nam trong thời gian chống Pháp.

Lò đúc gang thử nghiệm đầu tiên được đặt tại tỉnh Nghệ An

Theo thời sự đưa tin, vào năm 1948 qua sự chỉ đạo cục quân giới của bộ quốc phòng. Xưởng kim khí 3KC được kỹ sư Võ Quý Huân thiết kế thi công về lò luyện gang để phục vụ trong thời kháng chiến chống Pháp.

Thời gian đầu, cục Quân giới chọn điểm Cầu đất tỉnh Nghệ An là nơi để xây dựng lò cao nhỏ để thử nghiệm. Vào ngày 15 tháng 11 năm 1948, lò đúc gang cầu đất đã sản xuất ra mẻ gang đầu tiên, đó là một trong những dấu mốc quan trọng đối với ngành công nghiệp quốc phòng của đất nước trong thời gian đó.

Hang động Đồng Mười rộng gần 60m, được chọn để xây lò đúc gang trong thời chống Pháp
Hang động Đồng Mười rộng gần 60m, được chọn để xây lò đúc gang trong thời chống Pháp

Nhiều yếu tố ngoại cảnh khiến quá trình xây dựng gặp khó khăn

Thế nhưng với địa hình hiểm trở khiến cho việc vận chuyển gặp khó khăn và đời sống sinh hoạt của các kỹ sư chưa ổn định. Thế nên xí nghiệp lò đúc gang đã được dời về vùng Cát Văn tỉnh nghệ An. Đối với việc xây dựng đang được diễn ra thuận lợi thì thực dân Pháp phát hiện nên đã cho máy bay ném bom phá hoại.

XEM NGAY  TPHCM: Thu hồi lượng lớn mỹ phẩm buôn lậu từ Úc về Việt Nam

Đến cuối năm 1949, trải qua nhiều cuộc khảo sát khác nhau lò đúc gang đã được quyết định di chuyển đến Đồng Mười. Đây là một vị trí khá thuận lợi về mặt giao thông, đảm bảo được nguồn nguyên nhiên liệu và tính bảo mật cao, phù hợp để hoạt động lâu dài.

Vào tháng 6 năm 1950, các kỹ sư đã tiến hành xây dựng hai lò đúc gang mang ký hiệu là NX1, NX2. Đối với lò NX1 mang dung tích là 6,7m3 được dùng để sản xuất gang là chủ yếu. Còn đối với NX2 sẽ có kích thước nhỏ hơn phù hợp để thử nghiệm.

Trải qua 15 tháng xây dựng, vận chuyển nguyên liệu từ những viên gạch chịu nhiệt cho đến hàng trăm tấn thiết bị máy móc từ tỉnh Nghệ An và Ninh Bình. Cho đến tháng 9 năm 1951, hai lò cao đã được xây dựng xong tại thung lũng Đồng Mười.

Lò đúc gang có độ cao 13m được đặt trong hang núi
Lò đúc gang có độ cao 13m được đặt trong hang núi

Hai lò đúc gang ra đời

Vào tháng 9 năm 1951, lò NX2 đã sản xuất ra mẻ gang đầu tiên, tiếp nối thời gian đó vào ngày 07 tháng 11 năm 1951 NX1 đã bắt đầu đưa vào vận hành. Thế nhưng lò thả khói dày đặc sẽ khiến cho thực dân Pháp dễ phát hiện nên phải dừng hoạt động. Lúc này các kỹ sư tiến hành đào một đường dẫn khói có độ dài 500 m được đặt sâu dưới lòng đất kết hợp với nhiều lỗ thông hơi để tảng khối thành nhiều hướng khác nhau. Như vậy sẽ khiến cho máy bay địch khó phát hiện ra và đảm bảo được quá trình hoạt động liên tục.

XEM NGAY  Sập trần Circle K tại TP HCM, có ít nhất 1 người tử vong

Vào cuối năm 1951 lò NX1 được hoạt động bình thường và sản xuất liên tục trong suốt 2 năm. Trong thời gian đó, hai lò đúc gang đã sản xuất lên đến 200 tấn gang để phục vụ cho quá trình chế tạo vũ khí đánh Pháp ở khu 4.

Vào tháng 9 năm 1951, lò đúc gang NX2 đã sản xuất ra mẻ gang đầu tiên
Vào tháng 9 năm 1951, lò đúc gang NX2 đã sản xuất ra mẻ gang đầu tiên

Tiếp tục đổi vị trí lò đúc gang

Trong lúc hai lò cao đang hoạt động bình thường thì kẻ địch phát hiện đã cho máy bay ném bom bắn phá liên tục. Lúc này chúng ta mới quyết định xây lò đúc gang cách vị trí cũ khoảng 2 km.

Đối với việc xây dựng hệ thống lò đúc gang có kích thước lớn và cồng kềnh nằm phía trong hang núi sẽ rất phức tạp về mặt kỹ thuật và vẫn chưa có tiền lệ trên thế giới. Tuy nhiên các kỹ sư và công nhân Việt vẫn rất quyết tâm để thực hiện cho bằng được.

Vào đầu năm 1953, họ vừa tiến hành sản xuất tại vị trí cũ, vừa khoanh đá dọn hàng để mở đường tiện cho việc vận chuyển máy móc và trang thiết bị đến vị trí phù hợp. Hơn 400 phát mình đã kích nổ để tạo không gian rộng hơn, dọn dẹp các chướng ngại vật.

Trong một thời gian ngắn ngủi, lò đúc gang NX3 đã được lắp đặt hoàn thành ngay trong hang núi Đồng Mười. Cứ mỗi ngày, lò sẽ sản xuất trung bình 3 tấn gang để cung cấp cho việc sản xuất vũ khí. Cũng vào thời điểm này quân và dân ta đã tạo nên chiến thắng tại đèo Hải Vân. Chính vì thế Quân cục giới đã quyết định đổi tên lò đúc gang NX3 thành lò Hải Vân.

XEM NGAY  Trần Tiến - gương mặt sáng của sân khấu và điện ảnh đã qua đời

Như thống kê từ 1951 đến 1954, NX1 và NX3 đã sản xuất với khối lượng hơn 500 tấn gang. Hoàn toàn đáp ứng được những nhu cầu về sản xuất vũ khí chế tạo bom mìn, lựu đạn, xoong nồi quân dụng,… Bên cạnh đó chất liệu gang còn được dùng để chế tạo ra những quả tạ chế tạo búa máy để phục vụ cho nhu cầu sửa chữa cầu đường bị phá hoại.

Các bức tường được xây dựng bằng gạch đặc để tạo ra lò đúc gang phía trong hang Đồng Mười
Các bức tường được xây dựng bằng gạch đặc để tạo ra lò đúc gang phía trong hang Đồng Mười

Vào năm 2013, lò đúc gang Hải Vân đã trở thành di tích lịch sử quốc gia và được xem là tuyến du lịch trọng điểm tại tỉnh Thanh Hóa. Hi vọng với những thông tin mà Tin VnExpress tổng hợp được sẽ giúp cho bạn có thể hiểu rõ hơn về những di tích lịch sử chiến tranh của Việt Nam ta.