Phát triển lối sống xanh của giới trẻ trong ngày Tết

Đại bộ phận giới trẻ ngày nay đang dần hình thành thói quen “Sống xanh ngày Tết”, tức Tết vui nhưng vẫn bảo vệ môi trường. Thông qua chuyên mục “Cẩm nang sống xanh ngày Tết” VnExPress xin cung cấp đến quý độc giả thông tin thú vị sau.

Từ đầy đủ đến lãng phí trong ngày Tết

Ngày Tết là khoảng thời gian mọi người tụ tập ăn uống lại với nhau, tiệc tùng cũng xuất hiện với tần suất dày hơn. Theo phong tục của dân gian ta thì “Đói ngày giỗ cha, no 3 ngày Tết”, nên mỗi khi đến Tết là người người nhà nhà đua nhau mua sắm thật nhiều để không thua thiệt. Từ đó lại sinh ra câu chuyện cứ đến Tết là các gia đình tích cực tích trữ thức ăn dù biết rằng với lượng thức ăn chúng ta có thể ăn ra Giêng vẫn không hết.

Sống xanh là không lãng phí thức ăn
Sống xanh là không lãng phí thức ăn

Hành động nhỏ từ trong sinh hoạt thường ngày

Theo chia sẻ của một bạn tên L.H: “ Trong nhiều năm qua, gia đình em phải đổi tủ lạnh tận 3 lần bởi vì mỗi lần chuẩn bị đồ ăn Tết là tủ lại chứa không đủ thức ăn. Nhưng đồ ăn để ngoài tủ thì lại nhanh hỏng. Nên năm nay gia đình em quyết định cắt giảm lượng thực phẩm mua trong ngày Tết”.

Quả thật khi xã hội ngày càng phát triển thì nhiều gia đình không còn thói quen tự cung tự cấp như ông bà chúng ta ngày xưa. Bây giờ chỉ cần bước ra trước ngõ là có hàng trăm quán xá để mua thức ăn. Việc mua càng trở nên đơn giản thì chúng ta càng trở nên ù lì trong việc tự cung cấp nhu cầu cho chúng ta. Khi Tết đến các cửa hàng đều đóng cửa, chúng ta bắt đầu cảm giác lo sợ rằng sẽ không đủ thức ăn. Và bắt đầu chiến dịch càn quét thức ăn trước Tết để rồi ăn không hết và tiếp tay gây ô nhiễm môi trường. 

Thực sự chỉ vài hành động của chúng ta như cắt giảm lượng lương thực mua vào ngày Tết thì sẽ giảm bớt đi lượng rác thải đổ ra môi trường. Chúng ta có thể biến tấu những món ăn thành những món mới lạ thay vì vứt đi hay lên kế hoạch trước khi mua sắm. Đây là những cách mà giới trẻ hiện nay đang thực hiện vừa tiết kiệm vừa sống xanh trong dịp Tết.

Sống xanh đang thu hút sự quan tâm hơn trong cộng đồng

Theo như dữ liệu công bố từ Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn, tỷ lệ rác thải lương thực được thải ra tại Việt Nam rơi vào khoảng 10-15% so với lương thực mua vào trong năm 2020. Sự lãng phí lương thực ấy càng thấy rõ hơn trong những ngày Tết. Khi mà hai thành phố lớn như Hà Nội và HCM dù người dân đã về quê nhưng lượng rác thải lương thực lại cao hơn ngày thường. Trước tình trạng lãng phí thức ăn ngày Tết thì ở đâu đó bắt đầu lên phong trào sống xanh ngày Tết tại đại bộ phận giới trẻ với khẩu hiệu: Xuân vui, Sống xanh.

Sống xanh đang thu hút sự quan tâm hơn trong cộng đồng
Sống xanh đang thu hút sự quan tâm hơn trong cộng đồng

Người ăn Tết không chỉ có chúng ta

Với phong tục Việt Nam ngày Tết là ngày đoàn viên, không những con cháu trong nhà quây quần bên nhau. Mà ông bà cửu huyền thất tổ cũng sẽ về chung vui với con cháu. Chính vì lý do đó phong tục hóa vàng mã càng rầm rộ hơn trong ngày Tết. 

Với mong muốn ông bà đã khuất no đủ thì con cháu mới ấm no. Nên nhiều gia đình đã vô tình biến phong tục tốt đẹp thành mê tín dị đoan, họ chịu chi tiền triệu ra mua những mô hình bằng giấy để đốt. Lấy ví dụ, khi phóng viên khảo sát tại các tiệm điểm chuyên bán đồ hàng mã, giấy tiền vàng bạc cho người mất thì họ bày bán đủ các loại đồ dùng đúng nghĩa “trần sao âm vậy”.

Đáng mừng thay, hiện nay đại đa số thế hệ trẻ đã nhận thức được điều này. Họ cũng nhận thức được vấn đề, khuyên gia đình không hẳn là sẽ không hóa vàng mã mà chỉ nên hóa ít. Vừa thể hiện lòng thành vừa sống xanh bảo vệ môi trường.

Phát triển xu hướng sống xanh từ nhận thức người tiêu dùng
Phát triển xu hướng sống xanh từ nhận thức người tiêu dùng

Phát triển xu hướng sống xanh từ nhận thức người tiêu dùng

Trải qua 3 năm đại dịch, nhận thức của người tiêu dùng cũng có sự thay đổi về lối sống xanh. Với nhiều người tiêu dùng, họ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để ủng hộ sản phẩm sạch, sản phẩm tái chế. Anh H.N- người dân Hà Nội chia sẻ rằng: 

“Tôi sẵn sàng ưu tiên tiêu dùng các dịch vụ và sản phẩm của các doanh nghiệp có xu hướng đến lối sống xanh. Các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn 3R (Reduce, Reuse, Recycle) hay là những sản phẩm truyền thống không ảnh hưởng môi trường là lựa chọn hàng đầu của tôi. Với bản thân tôi, tôi luôn chuẩn bị túi vải khi đi mua đồ để hạn chế sử dụng túi nilon”.

Vài hành động nhỏ cũng được gọi là sống xanh
Vài hành động nhỏ cũng được gọi là sống xanh

Đón Tết Quý Mão vui tươi nhưng bảo vệ môi trường là mục tiêu sống xanh của nhiều thế hệ trẻ và doanh nghiệp hướng đến. Thật sự chiến dịch này sẽ không thành công nếu không có sự chung tay từ các cơ quan chính quyền và đặc biệt là mỗi cá nhân chúng ta. Chúng ta là chiến sĩ trong hành trình tìm lại màu xanh cho Trái Đất.