Trong nhiều năm trở lại đây nhiều người than phiền rằng Tết đã không còn dung như xưa đặc biệt là thế hệ trẻ. Từ khi nào định nghĩa hai chữ “ăn Tết” lại trở nên khó khăn và thật nhiều áp lực đến như vậy. Có phải chúng ta không còn hứng thú với những món kẹo mứt ngọt ngào hay bộ quần áo mới. Cùng VnExpress chúng tôi điểm mạnh 5 lý do khiến nhiều người không thích ăn Tết.
Mệt mỏi với việc mua vé xe về quê ăn Tết
Khoảng vài tháng trước Tết là người ta bắt đầu rục rịch đặt vé xe chuẩn bị về quê ăn Tết. Có thể nói trên thế gian này có muôn vàn con đường để đi nhưng đường về nhà chỉ có một. Khi nhắc về việc đặt vé xe để về quê ăn Tết thì ai cũng đều ngán ngẩm với cảnh chen chúc trên chiếc tàu xe tranh giành từng chiếc vé.
Nếu mua chậm thì phải chịu giá cắt cổ hoặc thậm chí không có vé để về quê ăn Tết. Những người làm ăn xa quê khi về quê còn phải mệt mỏi suy nghĩ nên mua những gì để biếu cho bà con ở quê nhà. Nghĩ tới cái cảnh phải ôm theo một đống quần áo theo những món quà tặng là mệt tới. Thật ra không phải về quê ăn Tết là mệt. Mà chỉ là không còn phù hợp với chúng ta khi đã bước vào vòng tròn công việc xã hội.
Với mong muốn của những người làm ăn xa quê thì định nghĩa về quê ăn Tết là để nghỉ ngơi không còn lo toan trong đời sống hằng ngày. Nhưng đằng này họ phải tranh giành từng vé một để về quê và còn phải suy nghĩ nên tặng những món quà gì cho họ hàng. Chính từ vấn đề này việc về quê ăn Tết đã trở thành một gánh nặng đối với những đứa con xa quê.
Phiền với những câu hỏi tế nhị
Có lẽ thuở nhỏ chúng ta rất thích đến Tết bởi vì sẽ được lì xì. Nhưng khi lớn lên có người chúng ta còn phải đối mặt nhiều thứ hơn khi Tết đến. Điển hình là phải chuẩn bị tiền lì xì lại những đứa con đứa cháu trong nhà. Hay phải đối mặt với hàng tá câu hỏi hết sức tế nhị đến từ những cô bác họ hàng mà nhiều khi bạn chưa từng gặp mặt.
Thật sự Tết là vui khi có thể ăn uống trò chuyện với nhau vào đầu năm. Nhưng bằng một cách thần kỳ nào đó, những cô bác họ hàng mà chúng ta quý mến đã trở thành một cái máy hỏi thăm trong ngày Tết. Những câu hỏi đại loại như: “Lương tháng năm nay con được bao nhiêu?”, “Tài khoản được bao nhiêu tiền rồi?”, “Có người yêu chưa?”, “Khi nào con cưới đây, khi nào có con?”.
Những câu hỏi này cứ như là một phương trình gặp mặt cuối năm. Cứ mỗi năm là nó lại xuất hiện. Có thể đây là những câu hỏi chỉ mang tính chất lịch sự xã giao. Nhưng người được hỏi cũng khó lòng trả lời hay từ chối. Nếu người được hỏi không trả lời thì xem như là mất lịch sự. Rồi cả bữa tiệc mất vui thế là mọi tội lỗi đều dồn lên trách nhiệm của bạn.
Sợ béo sau khi ăn Tết
Tết đến xuân về thay vì ăn uống vô độ là một chuyện không tránh khỏi. Chúng ta không những ăn ở nhà mà còn ăn những bữa tiệc với họ hàng bạn bè. Đó còn chưa tính tới sự thúc ép của mọi người trên bàn để cho cuộc vui hào hứng hơn. Ta không thể từ chối vì đây là bất lịch sự. Vì vậy khiến cho chúng ta dễ dàng và bỏ đi những tiêu chuẩn hàng ngày mà có thể thoải mái trên bàn ăn.
Và cũng chính vì lý do này khiến cho cân nặng của chúng ta tăng lên một cách nhanh chóng sau Tết. Ngày Tết không những là ngày mà mọi người động viên mà cũng là ngày mà mọi người cùng nhau tăng cân. Với những ai có nỗi sợ về ngoại hình thì ăn Tết là nỗi ám ảnh. Nhưng chẳng có ai thể kiềm chế được những món ăn ngày Tết. Đặc biệt là những món mang đậm vị truyền thống quê nhà.
Tốn không ít tiền để ăn Tết
Chỉ những ai đi làm mới có thể cảm nhận được nỗi đau tột cùng khi tiền trong ví bay đi một cách không kiểm soát. Thật sự như vậy dành dụm cả năm mà chỉ vài ngày ăn Tết mà lượng tiền hao hụt bằng cả mấy tháng lương.
Chỉ những người trẻ mới đi làm thì cảm thấy vui khi được về quê thoát khỏi vòng tròn của công việc nơi phố thị xa hoa. Dần dần họ cũng không còn mong ngóng đến Tết vì họ cảm nhận được sự tiêu tiền như nước ngày Tết là như thế nào. Mặc dù ngày Tết là ngày vui là ngày mọi người cùng nhau đoàn viên trong mâm cơm. Nhưng ở đâu đó suy nghĩ lo toan vẫn nhen nhóm trong bữa ăn ngày Tết.
Nhưng thật ra nếu bạn không suy nghĩ quá nhiều về những thứ mà chúng tôi đã đề cập trên thì có lẽ Tết sẽ vui hơn nhiều. Tết chỉ cần gần nhau là đủ, bánh mứt cũng không cần miễn là chúng ta vui là có thể gọi là Tết. Hãy vác ba lô lên và về quê ăn Tết. Tết thật sự với bố mẹ của bạn là nhà bạn trở về. Bạn về sớm ngày nào họ sẽ vui ngày ấy, cùng báo VnExpress lan tỏa tình yêu thương đến mọi người.